Lý Sinh Sự:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 45 - 47)

Với thế mạnh là một tờ nhật báo lớn - Lao Động (Cơ quan của Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam- Tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam), trong chuyên mục "Nói hay đừng" xuất hiện đều đặn hằng ngày, tác giả Lý Sinh Sự có điều kiện thả sức viết về mọi vấn đề của cuộc sống đang sục sôi. Các vấn đề thời sự được phản ánh trong tiểu phẩm của ông là những bất cập của cuộc sống đương đại diễn ra có phần làm cản trở sự phát triển xã hội. Có thể thấy mỗi vấn đề mà ông đưa ra đều "gãi đúng chỗ ngứa". Và đặc biệt, Lý Sinh Sự đã chọn con đường lật mặt trái xã hội để phê phán nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ cái đúng, vì sự tiến bộ của xã hội. Không ngợi ca mà chọn cái xấu, cái tiêu cực để phản ánh là tự đặt mình vào khó khăn nguy hiểm. Mặt tối xã hội thì rất nhiều, nên để phản ánh vấn đề một cách toàn diện, tác giả phải nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, những vấn đề mà Lý Sinh Sự đề cập trong Chuyên mục "Nói hay đừng" là bức tranh châm biếm nhiều mặt, nhiều chiều về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ông thường xoáy sâu vào các lĩnh vực xuất hiện nhiều tiêu cực, bất cập trong các chính sách mới, bất cập trong quản lý, điều hành, cả những biến đổi về đời sống tinh thần dân tộc về mặt văn hoá, đạo đức, lối sống mà không hẳn lúc nào sự thay đổi ấy cũng có ảnh hưởng tích cực, trái lại, đó là những nghịch lý,

oái oăm, những trào lưu, hiện tượng phản tiến bộ,… ở những bộ phận khác nhau trong xã hội ta thời kỳ đương đại.

Những mảng đề tài chủ yếu mà tiểu phẩm của Lý Sinh Sự đề cập: 2.1.1.1. Về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc:

Đây là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi nhà báo phải có một nhãn quan sáng suốt để có thể nhận diện được tính bất cập của vấn đề. Với nội dung này, công chúng luôn quan tâm trong sự hy vọng vào sự đổi mới đúng đắn để có một tương lai tốt đẹp, hợp lý hơn. Tác giả là người cố gắng thông qua tiểu phẩm nói lên cái mong mỏi của công chúng, đồng thời kiểm tra, giám sát sự thực hiện chủ trương chính sách trong thực tiễn có hợp lý hay không. Đó là cơ cở để đánh giá xem "ý đảng có hợp lòng dân" không. Rồi từ những thông tin phản hồi trên kênh trung gian báo chí để cả hai (nhà nước và nhân dân) cùng điều chỉnh cho hợp lý.

Ví dụ: Trong bài Đâu phải tại ít học (09.8.2005) tác giả bàn đến vấn đề thực tế tình trạng quản lý điều hành đất nước ở cấp xã, phường, thị trấn yếu kém để xảy ra tình trạng bất cập, tiêu cực tràn lan. Sau khi đưa ra rất nhiều dẫn chứng chứng minh, tác giả kết luận: "Cán bộ cơ sở yếu kém đâu chỉ tại "vấn đề trình độ" mà còn ở tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn kỷ cương phép nước".

Bài Tự lo công nghiệp hoá (23.6.2005), tác giả đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật một nền nông nghiệp đang trong quá trình hiện đại hoá lại do chính tay nông dân "chân đất" sáng tạo ra công cụ hiện đại cho mình. Họ tưởng rằng trông chờ được vào các nhà khoa học phát minh những máy móc, thiết bị giúp "giải phóng dân cày". Nhưng trái lại, các nhà khoa học bằng cấp thì chẳng có mấy ai lo sản xuất các công cụ cho nông dân cả. Muốn hiện đại

thì mua máy ngoại nhập, giá cao. Vì thế, nông dân phải tự mày mò, chế tạo máy móc.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)