Về tham nhũng:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 50 - 51)

Trong hàng loạt các tiểu phẩm đề cập đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, Lý Sinh Sự đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng. Ông có khá nhiều bài viết về tham nhũng ở những góc nhìn khác nhau (Ví dụ: Thà hy sinh không chịu chết, Luật chống luật, Hết đường rửa tiền, Tìm cơ chế trừ sâu, Vắc xin chống tham nhũng, Chờ xem chống tham nhũng, Bức tranh tham nhũng, Lạc quan về tham nhũng,… ) và khai thác những ảnh hưởng khác nhau của tham nhũng đối với xã hội. Điển hình là bài Nhà tham nhũng học (24.8.2005) đề cập đến một vấn đề lớn trên cơ sở những sự kiện tiêu biểu vẫn đang gây sự chú ý của dư luận. Đó là Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong tiểu phẩm tác giả dẫn ra kết quả nghiên cứu: "Tham nhũng là sự tập hợp của quyền lực + lòng tham + các điều kiện thuận lợi nhất định".

Công thức này đã dễ dàng giúp công chúng nhận ra một thực tế rất rõ ràng rằng, muốn tham nhũng được phải hội đủ 3 yếu tố trên, trong đó, nếu thiếu yếu tố thứ ba "các điều kiện thuận lợi" thì dù có tham đến mấy cũng chỉ ở trình độ... ăn cắp vặt mà thôi. Nếu có điều kiện như cơ chế quản lý lỏng lẻo, cộng với tệ biếu xén, hối lộ phát triển tràn lan thì tham nhũng sẽ phát triển trên mảnh đất màu mỡ này. Cho nên, muốn ngăn chặn tham nhũng phải bắt đầu bằng việc quản lý nền kinh tế xã hội tốt và muốn quản lý tốt phải cần những người có quyền lực nhưng không có máu tham. Vậy là tiểu phẩm này không

chỉ đơn giản là cười mà đã phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của tham nhũng, đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng và những biện pháp cần thiết để chặn đứng tham nhũng.

Và một giải pháp nghe có vẻ buồn cười nhưng sâu sắc và khẩn thiết cho xã hội được Lý Sinh Sự thể hiện trong tiểu phẩm Vắc xin chống tham nhũng

(3.8.2005). Tiểu phẩm là cuộc trò chuyện của tác giả với gã đài phường về Luật chống tham nhũng ở Việt Nam. Họ đã đưa ra dẫn chứng khá thú vị: Trung Quốc đang "tiêm vắcxin chống tham nhũng" cho trẻ con trong các trường học bằng cách "giáo dục trẻ em biết nói không với tham nhũng". Và ở Indônêxia thì "đề nghị nhốt bọn tham nhũng chung với lũ gà bị cúm gia cầm".

Rốt cuộc, tác giả đưa ra giải pháp cho Việt Nam: "có lẽ cũng cần tiêm văc xin chống tham nhũng trong phạm vi cả nước đấy nhỉ!"

Đối tượng châm biếm trong tiểu phẩm của Lý Sinh Sự không chỉ mặt đặt tên mà qua cách phân tích, lý giải, độc giả nhận ra rằng đó chính là các vị quan tham, những người có chức quyền, có địa vị trong xã hội đã, đang và sẽ lợi dụng sự tín nhiệm của nhân dân, lợi dụng quyền hạn của mình mà "xéo lên nhân cách" của mình để thực hiện hành vi tham nhũng nhằm thoả mãn lòng tham bất chấp đạo lý, lẽ phải và hơn hết họ đang cố tình "dẵm đạp lên đồng bào" để mưu lợi cho cá nhân mình. Họ đáng bị trừng trị nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)