Ngôn ngữ tiểu phẩm:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 80)

Ngôn ngữ là phần rất quan trọng tạo nên giọng điệu cho tiểu phẩm. Chính ngôn ngữ là phương tiện thể hiện thông tin cơ bản nhất. Mọi vấn đề, tình huống, ý đồ tác giả,… đều phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện ra. Ở các tiểu phẩm của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo đều dùng phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí, với chất giọng hài hước của tiểu phẩm để tái hiện cuộc sống, phân tích, luận bàn những vấn đề nóng của xã hội. Tức nó là sự kết hợp phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính

luận, sự đan xen hoà quyện khéo léo ngôn ngữ đậm chất báo chí với ngôn ngữ giàu chất văn học.

Một điều dễ nhận thấy là mỗi tác giả do cái chủ quan, giọng điệu khác nhau, với chức năng thông tin của cơ quan báo chí họ phục vụ khác nhau, do tính định kỳ khác nhau,… nên ngôn ngữ trong các tiểu phẩm của họ có phần khác nhau:

2.2.3.1. Lý Sinh Sự:

Với chức năng thông tin của báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là diễn đàn của giai cấp công nhân Việt Nam và của quảng đại quần chúng nhân dân. Nên bên cạnh những sự trang trọng nhất định nhưng vẫn rất gần gũi với người lao động, mà trứơc hết là gần gũi từ trong lời nói hằng ngày của họ. Đó là sự dung dị, đời thường đảm bảo không xa cách, mà dễ hiểu. Nó biểu hiện ngay trong cách xưng hô của Lý Sinh Sự với gã đài phường trong câu chuyện họ đàm đạo với nhau.

Ví dụ:

+ "Ta có nên trao đổi ít phút về cái quần đùi không bác Sự?- Sao không, báo chí họ quảng cáo suốt năm về cái quần còn bé, ngắn hơn cái quần đùi nhiều, có sao đâu" [ Quần đùi luận (24.8.2003) ].

+ "Cậu không có óc à? Nghĩ đi, không khó lắm đâu![ Chưa hề không phải là 100% chưa hề (14.4.2004)];

+ "Ối giời ơi! Cụ " Khốt" ơi là cụ " Khốt"! Đây nói là " báo" của nó đăng ảnh cô ca sĩ này " truổng cời", trông bạo lực lắm. Tiếp đó là ảnh cô ta đang "đóng phim", loại phim mà hễ chiếu là công an bắt ấy. Thấy bảo cũng rợn tóc gáy lắm"[ Chuyện cụ Khốt (11.10.2004)].

+" Ta mà bằng một phần tư chuẩn quốc tế là thắng rồi đấy, chú em ơi!

[Chỉ có chuẩn nghèo thôi (08.8.2005)].

Như trên đã phân tích, ngay từ bản thân tít bài đã thể hiện đậm chất hài hước, mang đặc trưng rõ nét cái giọng điệu của ông Lý thích… sinh sự. Nó khiến người ta phải vừa cười cười vừa "cay cay". Cái màu sắc chính luận thể hiện đậm nét trong tất cả các tác phẩm nhưng với liều lượng khác nhau tuỳ theo vấn đề được đem ra bàn luận. Ông có cái tài là luận nhưng không lên gân mà cứ cười cười để mà chiến: "Anh nào làm việc ở các cơ quan có chữ "ếch" - tức là xuất nhập khẩu, thì coi như đào được mỏ vàng.... " Tất cả "ếch" quốc doanh đều na ná như "ếch" Thanh Hoá này. Có điều, đã "đâm lao phải theo lao"biết như thế, nhưng đã làm thân quốc doanh muốn chuyển đổi phải chờ cơ chế [ Những chú "ếch" ế vợ (15.9.2005)].

+ "Lô gíc vấn đề sẽ là, nếu không còn đất canh tác và đất ở, mọi người sẽ dọn vào lăng mộ gia đình ở và làm nghề... quét lăng(!)" [Vào lăng mộ mà ! (15.8.2005)].

+ "Chúng ta có luật mặt đất, trên trời, dưới nước, sử dụng thế nào, các phương tiện giao thông ra sao đều có quy định cụ thể, ai vi phạm là biết tay nhau ngay. Nhưng còn cái khoảng lửng lơ " chân không đến đất, cật chẳng đến giời" hình như chẳng có luật nào quản lý cả. Thế mới buồn cười!" [Không có luật lửng lơ (14.11.2003)].

2.2.3.2. Lê Thị Liên Hoan:

Nếu như Lý Sinh Sự sử dụng ngôn ngữ đậm chất dân dã đời thường thì Lê Thị Liên Hoan lại trau chuốt hơn. Các tiểu phẩm của ông trong chuyên mục "Mua vui cũng được một vài trống canh" đậm chất văn học nhưng tính luận lý và sự châm chích, mỉa mai cay nghiệt rõ nét trong từng đoạn. Cứ mỗi

nhân vật nói là một lần họ xoáy vào vấn đề, vừa mở rộng vừa gợi mở để người kia đào sâu hơn, xa hơn để tiến đến cái đích của bài viết.

Ví dụ:

* Bài Phỏng vấn một bông hoa đào (3.2004) có đoạn:

" PV: Thưa cô, suy cho cùng, tìm cách mua rẻ cũng là đạo đức mua bán thông thường.

- Hoa đào: Phải. Nếu tôi không nhầm, khi bán hoa suốt cả đời, người trồng không hề nhận được thêm một đồng gọi là "lệ phí tinh thần". Thế mà đùng một cái, lúc vườn đào sắp mất, họ được người ta phát hiện là đang gìn giữ một " tài sản văn hoá phi vật thể" khổng lồ."

* Bài Cuộc trò chuyện giữa ông trưởng phòng hành chính và con vịt giời có đoạn:

"Vịt giời: Như thế loài người từ lâu đã biết đến sự chính danh. Và biết tập trung trách nhiệm. Vậy sao công ty bác vẫn loanh quanh nhiều phó thế?

- Trƣởng phòng: Vịt ơi, thực mày cứ làm khổ tao hoài. Đâu có phải tao ở công ty là tao sinh ra nó. Và nhân đây xin tiết lộ: chính tao cũng từ cấp phó mà lên. Tao hiểu giá trị của chức danh này và tao có thể cam đoan với vịt rằng cũng có rất nhiều người mơ ước nó.

-Vịt giời: Thật bất hạnh thay. Nếu vịt mà hành động giống như ông thì có lẽ vịt đã trở thành vịt quay hết cả.

-Trƣởng phòng: Ta cũng đồng ý với mi ở đâu có nhiều phó, ở đó rất khó bay lên. Thôi vịt ơi đi trước đi. Hãy vươn tới trời xanh và hãy nghĩ rằng có những người vĩ đại và có những người chỉ phó vĩ đại mà thôi."

- Tên trộm: Em muốn nhắc với toà rằng, sự cướp phá ngân hàng là một vụ cướp phá xuyên thế kỷ, luôn có quy mô rầm rộ nhưng toà đã không trừng trị thích đáng vì thứ nhất, toà không biết môi trường cũng là một ngân hàng, thứ hai, toà tưởng đấy là ngân hàng công cộng, thứ ba, toà nghĩ đấy là ngân hàng vô tận và cuối cùng chỉ đơn giản là … toà lười.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 80)