Tiểu phẩm báo chí hài hƣớc tạo ra tiếng cƣời vì sự phát triển xã hội:

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 103 - 105)

- Về phong cách viết tiểu phẩm:

3.1.Tiểu phẩm báo chí hài hƣớc tạo ra tiếng cƣời vì sự phát triển xã hội:

Ngày nay, trên các ngả đường của thế giới không ít những nhà báo đang thực hiện sứ mệnh, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với một tinh thần và thái độ của một người chiến sỹ đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Trên đất nước Việt Nam ta, vai trò, vị trí của nhà văn, nhà báo được đánh giá rất cao. Bác Hồ từng dạy trong bức thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ, ngày 25.5.1974 rằng: "Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Và " Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà…". Với quan điểm này, hoạt động báo chí không chỉ thông tin đơn thuần mà dùng thông tin để chiến đấu vì sự tiến bộ của xã hội. Thực tế báo chí cách mạng nước ta luôn giữ vững tính chiến đấu trên mặt trận văn hoá - tư tưởng. Đó là chiến đấu chống quan điểm và hành động phản bội Tổ quốc và đồng bào; chiến đấu chống các xu hướng lệch lạc sai định hướng phát triển của đất nước; chiến đấu chống thái độ và hành động trì trệ hoặc quá đà, chống sự phô trương, lãng phí, làm ăn kém hiệu quả, chiến đấu chống tham nhũng, quan liêu và các hành vi tiêu cực khác. Trong giai đoạn kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, báo chí không chỉ chiến đấu chống phản động, chệch choạc, tiêu cực. Việc biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, những tấm gương lao động có nhiệt tình, có kỹ thuật, lao động sáng tạo, những tấm gương về tinh thần hiếu học, về tấm lòng nhân ái, sống hoà thuận, về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" … cũng là cuộc chiến đấu cho cái tốt thắng cái xấu xa, chiến đấu cho phương hướng đúng, cho hành vi tốt cá biệt trở thành hiện thực phổ biến vì lợi ích của đất nước và nhân dân. Như vậy, chiến đấu là biểu dương đúng, phê phán đúng.

Nhưng cuộc chiến đấu nào cũng phải tính đến hiệu qủa của nó. Do đó, chiến đấu có nhiều cách, tuỳ từng hoàn cảnh, tình huống, thời điểm mà chiến đấu cho hợp lý. "Cái thuyết phục chính là việc "tạo ra không khí tranh luận, bàn bạc một cách có văn hoá bằng những căn cứ, dẫn chứng, lý lẽ hợp tình hợp lý. Đặc biệt, chiến đấu không phải là sự tranh thủ ngòi bút và cơ hội để chì chiết, chửa rủa, lăng nhục người khác. Bởi vì "vết thương lâu lành nhất thường là vết thương bằng chữ nghĩa. Chính vì vậy mà phải rất trân trọng khi nêu người, nêu việc. Dũng cảm nhưng phải rất thận trọng vì trách nhiệm của ta với xã hội rất nặng nề". [67;50]

Về điểm này, tiểu phẩm báo chí tỏ ra rất lợi hại trong cuộc chiến đấu vì sự phát triển xã hội. Hiệu quả của tiểu phẩm đối với xã hội được tạo nên bởi thông tin về các sự kiện, hiện tượng của hiện thực một cách chính xác nhất nhưng bằng một phương pháp, một phong cách hài chỉ có ở tiểu phẩm báo chí. Chính phong cách hài của tiểu phẩm báo chí hiện đại đã góp phần đem lại cho báo chí có một sức sống mới. Trong rất nhiều các cây bút sử dụng phong cách hài thì Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo đem lại hiệu quả đặc biệt, để lại những ấn tượng tốt đẹp ở độc giả.

Có thể khẳng định tiếng cười được tạo ra trong các tiểu phẩm của ba nhà báo này, dù bằng các phong cách mang bản sắc riêng của từng cây bút, nhưng đều nhằm xây dựng một xã hội ngày càng phát triển đúng tinh thần báo chí cách mạng "chiến đấu vì công bằng, lẽ phải, vì hoà bình, thịnh vượng, văn minh trên toàn thế giới". Hiệu quả mà những tiếng cười ấy mang lại cho độc giả của báo chí không phải chỉ đơn thuần là giải trí mà nó còn góp phần nâng cao nhận thức, định hướng nhận thức cho họ một cách đúng đắn trước một sự kiện, hiện tượng nào đó của xã hội đang chứa đựng trong nó những mâu thuẫn nhất định. Điều này phù hợp với mục đích hoạt động của truyền thông đại

chúng chân chính. Đó là quá trình truyền thông mang đến cho đối tượng (công chúng) thông tin nhằm tác động vào nhận thức của họ để định hướng thay đổi hành vi một cách tích cực.

Bản thân việc xác định hiệu quả của báo chí nói chung, tiểu phẩm nói riêng là mang tính định tính. Đó là sau quá trình thông tin cung cấp đến độc giả (ở dạng thông tin tiềm nằng) phải được "tiêu thụ và chuyển hoá" thành hành động (thông tin thực tiễn) trong hiện thực cuộc sống. Hay mục đích của nhà báo định dùng tác phẩm để tác động đến công chúng với mong muốn như thế nào thì khi mong muốn ấy được thoả mãn là lúc tác phẩm đạt hiệu quả. Trong lý luận báo chí, việc kiểm định hiệu quả báo chí được xác định trên cơ sở một số yêu cầu cơ bản:

Về nội dung: Thông tin phải phong phú, mới lạ, bám sát phản ánh đúng

thực tiễn, thể hiện rõ quan điểm đúng, thuyết phục công chúng. Và thông tin không được áp đặt, phải khách quan, có chọn lọc, có ích cho đại chúng.

Về hình thức: Phải hấp dẫn, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, tác động vào

tâm lý, tình cảm của công chúng với một phong cách riêng, có bản sắc. Khơi gợi được trí tò mò theo hướng đúng và thúc đẩy hành động khám phá của họ.

Vậy hiệu quả trong các tiểu phẩm của ba nhà báo phải được đánh giá trên cơ sở những căn cứ đó và mục đích của nó chính phải vì sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự , Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo (Trang 103 - 105)