Giải pháp phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 102)

- Sản xuất đá granít tự nhiên và nhân tạo

b) Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư

3.3.7. Giải pháp phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

phát triển bền vững.

Ngày nay, nhận thức về vấn đề môi trường và phát triển bền vững của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Mỗi ngành, mỗi địa phương trong khi định hướng phát triển đều hướng đến những ngành, những biện pháp đảm bảo phát triển bền vững cũng như đảm bảo vấn đề môi trường. Vì thế những giải pháp cho công nghiệp tỉnh Nghệ An không thể thiếu nhóm giải pháp này.

Trước tiên Nghệ An cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tiếp tục tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp lý với chế tài đủ mạnh về vấn đề bảo vệ môi trường bởi lẽ công cụ pháp lý vẫn là công cụ cho phép quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng môi trường hiện nay.

Thứ nhất, tiến hành rà soát lại các văn bản hành chính liên quan đến công tác

chính sách qui định về vấn đề môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp, khu công nghiệp. Vấn đề môi trường cần được đảm bảo đúng yêu cầu ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư; tiến hành thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường, không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các KCN khi xây dựng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tổng thể và phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải tập trung tổng thể cho toàn bộ KCN theo quy định của Chính phủ. Thực hiện qui định các nhà máy sản xuất trong các KCN chỉ được phép đưa vào hoạt động khi đã đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định trước khi thải vào hệ thống thu gom chung của toàn KCN.

Thứ hai, khi tiến hành xây dựng KCN hay khai thác, sản xuất sản phẩm

công nghiệp cần tập trung hoàn thiện những yêu cầu về môi trường. Khi xây dựng KCN cần chú ý hình thành hành lang xanh bao quanh bằng cách triển khai dự trù ngay trong quá trình qui hoạch và dự kiến vốn đầu tư. với một tỉnh khí hậu khắc nghiệt như Nghệ An, việc hình thành hành lang xanh quanh khu công nghiệp, cân bằng môi trường sống cho người dân rất đáng được quan tâm tiến hành. Bên cạnh đó, khi hình thành một KCN cần xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các KCN đó để đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong KCN. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong KCN và các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp. Kiểm tra lại điều kiện của các cơ sở đã được cấp giấy phép khai thác tài nguyên, đảm bảo đúng qui định, không gây ô nhiễm môi trường. Triển khai thực hiện các giải pháp chống thất thoát nước sạch, xử lý chất thải rắn; rừng phòng hộ; khuyến khích phát triển nhanh rừng sản xuất; làm tốt công tác bảo vệ rừng; khai thác rừng hợp lý, hiệu quả..

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động chế biến, khai

thác khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn cũng như kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nhanh chóng phát hiện các hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường, vi phạm pháp luật về vấn đề môi trường. . Đồng thời, thi hành những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý cương quyết, khi có hiện tượng đó xảy ra.

Thứ tư, thực hiện phân bổ đầu tư nguồn vốn cho công nghiệp vào công trình xử lý rác thải công nghiệp; sớm ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản

xuất công nghiệp ra khỏi đô thị và khu đông dân cư của tỉnh tập trung vào các khu, cụm công nghiệp để áp dụng cho khu vực ven biển trước tiên. Tập trung giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị.

Thứ năm, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu về công tác quản lý môi trường trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp để đảm nhận công việc có chất lượng. Nghiêm cấm việc nhập ngoại các dây chuyền, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và đã lạc hậu.Kiểm soát chặt chẽ chất thải, nhất là chất thải độc hại.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách

nhiệm của người dân trong tỉnh về bảo vệ môi trường. Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo vệ môi trường không chỉ với ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w