Nhóm ngành công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 53)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.2.4.2.2. Nhóm ngành công nghiệp chế biến

Đối với tỉnh Nghệ An mà nói, công nghiệp chế biến cực kỳ quan trọng trong thời gian qua. Đó là ngành chính đóng góp trên 92% cho tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh, và giải quyết việc làm cho người dân. Có thể nói đây là ngành đi đầu trong các ngành công nghiệp cấp I và không thể thiếu của công nghiệp tỉnh. Trong thời gian qua giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục hằng năm. Theo giá thực tế năm 2000 giá trị sản xuất đạt 1270,27 tỷ đến năm 2005 là 4396 tỷ đồng và cuối kỳ đạt 11817,5 tỷ tăng gần mười lần so với đầu kỳ. Như vậy ngành công nhiệp chế biến đã gia tăng cả về sản lượng và tỷ trọng trong cơ cấu. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho công nghiệp Tỉnh. Công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều phân ngành nhỏ hơn, trong đó trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một số nhóm ngành chủ lực sau :

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, thuốc lào. - Sản xuất sản phẩm dệt, trang phục, da và giả da.

- Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, giấy, sản phẩm bằng giấy và bản in, giường tủ bàn ghế.

- Nhóm ngành sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất, cao su và plactic. - Sản xuất các sản phẩm liên quan đến kim loại và sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác.

- Sản xuất cácloại máy móc thiết bị điện tử và dụng cụ y tế. - Sản xuất xe cộ phương tiện vận tải.

Biểu đồ 2.5 cho thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm các sản phẩm từ kim loại và phi kim nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu những năm gần đây mặc dù vẫn là nhóm ngành có đóng góp lớn nhất vào giá trị công nghiệp chế biến Nghệ An trên 40% những năm 2005 trở đi. Với xuất phát 26,8% năm 2000 lên 44,5% vào năm 2007 và 41% năm 2010 là một sự tăng trưởng nhanh của ngành. Chiếm tỷ trọng thứ 2 là ngành chế biến thực phẩm đồ uống, thuốc lá, thuốc lào, 29,38% trong

năm 2010 (khôi phục so với 2009 chiếm 28,58%) tuy nhiên lại giảm so với các năm trước đó và năm 2000 (48,1%).

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến Nghệ An 2000 -2010

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2010

Xét một số ngành chế biến chủ lực của nhóm ngành thực phẩm và đồ uống:

* Chế biến nông, lâm, thủy sản:

Đây là ngành không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước mà còn có giá trị lớn trong xuất khẩu. Hiện nay Nghệ An có khoảng 800 cơ sở chế biến lớn nhỏ, với nhiều loại hình sản xuất như chế biến nước mắm, chế biến hàng khô, đông lạnh…, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và TX Cửa Lò. Nghề chế biến thủy sản truyền thống được khôi phục và phát triển với chất lượng ngày càng cao và mẫu mã ngày càng đẹp như nước mắm cao đạm, mắm tôm, mắm nêm… xây dựng được một số thương hiệu như nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội. Một số sản phẩm mới được chuyển giao công nghệ, khi đưa vào sản xuất được thị trường chấp nhận như: cá tẩm gia vị, mắm tôm chua nguyên con, cá hấp sấy ăn liền, chả cá...

Suốt một thời kỳ dài gặp khó khăn về thị trường và nguyên liệu, vốn, cuối cùng ngành chế biến thủy sản cũng đã có những dấu hiệu phục hồi và dần dần

tăng trưởng, khẳng định vị trí của nó trong cơ cấu công nghiệp Nghệ An. Năm 2010 sản lượng thuỷ hải sản chế biến đạt 2.860 tấn, tăng 9,45% so với năm 2009. Các cơ sở chế biến hải sản tiêu thụ nội địa hoạt động ổn định. Sản phẩm nước mắm đạt 29 triệu lít tăng 9,43% so với năm 2009. Trong nội bộ ngành, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản và công nghiệp ngoài nhà nước cao hơn cả nước gần 2 lần, chứng tỏ hoạt động sản xuất thủy sản và công nghiệp ngoài nhà nước có hiệu quả hơn nhiều.

* Sản xuất thực phẩm, đồ uống:

Nhóm sản phẩm chế biến này đang dần dần được khôi phục những năm gần đây. Năm 2010 là mốc đánh dấu sản phẩm nước hoa quả đã trở lại thị trường trong nước và còn có thị trường xuất khẩu. Sản xuất rượu Vodka có mẫu mã mới bước đầu được người tiêu dùng trong tỉnh chấp nhận. Sản xuất nước khoáng và nước uống đóng chai và chế biến sữa ổn định. Thời gian gần đây mặt hàng bia và nước giải khát đã được chú trọng đầu tư phát triển theo bài học của thành phố Hồ Chí Minh chỉ với 3 doanh nghiệp là Công ty liên doanh Nhà máy bia Việt Nam (VBL), Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Công ty thuốc lá Sài Gòn thì tổng mức nộp ngân sách hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh đã bằng gần gấp đôi tổng GDP của tỉnh Nghệ An năm 2010. Đơn cử như chăn nuôi bò sữa và chế biến công nghiệp tập trung của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH hay nhà máy bia Sài gòn - Sông Lam với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ. Đây cũng chính là một trong những điểm sáng mới trong công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống của Nghệ An và sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nhóm ngành này trong thời gian tới. Mới chỉ hoạt động trong 4 tháng cuối năm 2010, hai nhà máy bia đã cung cấp tổng sản lượng bia đạt 70 triệu lít, tăng 40,60% so với năm 2009, góp phần quan trọng cho tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và làm tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Ngành dệt và may mặc trên tỉnh Nghệ An thời gian qua đã có tốc độ tăng trưởng biểu hiện tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Hằng năm giá trị xuất khẩu ngành trên 3 triệu USD. Tỷ trọng của ngành dệt may chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa đến 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh (trừ năm 2005: 10,85%) và đang có theo xu hướng giảm dần chỉ còn 7,26 % vào năm 2010. Tính đến nay, tỉnh có khoảng

2800 cơ sở trong ngành, trong đó cơ một số doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, Xưởng may X20, công ty TNHH Phú Vinh...

Nhóm ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm ngành duy nhất tăng tỷ trọng liên tục trong thời gian qua, tăng mạnh so với đầu kỳ, nhất là năm 2010 (18,39%) và thể hiện xu hướng tăng trong những năm gần đây (2007, 2008, 2009 lần lượt là:11, 55 ; 13,5: 14,5 %). Thời gian qua, các cơ sở chế biến gỗ đều sản xuất ổn định đạt được sự tăng trưởng cả về sản lượng lẫn tỷ trọng đó là một thành công của nhóm ngành này. Điều đó cũng nhờ địa phương triển khai trồng và bảo vệ rừng , phát triển ngành lâm nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho chế biến và sản xuất.

Chiếm tỷ trọng nhỏ là hóa chất và đang giảm chỉ còn 1,85% năm 2010 (2000 là 3.2%); xe cộ 1,22% năm 2010 (trong khi 3,67% năm 2000) cũng trong tình trạng tương tự, máy móc điện tử chưa đến 1% nhưng cũng đang có xu hướng giảm. Cụ thể:

* Sản xuất hóa chất, phân bón: Sản xuất và cung cấp phân bón NPK ổn định,

các doanh nghiệp đang từng bước đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên tỷ trọng ngành giảm trong cơ cấu chung.

* Cơ khí: Ngành cơ khí chế tạo vẫn sản xuất cầm chừng, chủ yếu là gia công

một số linh kiện theo đơn đặt hàng cho các nhà máy trên địa bàn . Ngành cơ khí ô tô, xe máy tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, hiện tại sản xuất, chế tạo đang ở công đoạn lắp ráp và sản xuất một số phụ tùng thiết bị nhưng do chất lượng thấp, chưa khẳng định được thương hiệu nên sản phẩm tiêu thụ còn chậm . Công nghiệp đóng tàu chủ yếu phục vụ cho tàu thuyền đánh cá và vận tải nhỏ và sản xuất bằng công nghệ truyền thống như Làng nghề đóng tàu thuyền xã Nghi Thiết (Cửa Lò), Doanh nghiệp đóng tàu Hải Châu, Cơ sở đóng tàu Nguyễn Văn Ngò (Quỳnh Lưu) nên chưa có sự thay đổi lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 53)