THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 31)

NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH NGHỆ AN2.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên2.1.1.1.1. Vị trí địa lí: 2.1.1.1.1. Vị trí địa lí:

Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có diện tích tự nhiên 16.488km2. Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa với 479 xã, phường và thị trấn, trong đó có 247 xã, thị trấn miền núi.

Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An.

Nghệ An nằm trong toạ độ địa lý từ 18o35' đến 20o00'10" vĩ độ Bắc và từ 103o50'25" đến 105o40'30" kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa , phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào thuộc phạm vi ba tỉnh Xiêng Khoảng,

Bôli Khămxay và Hủa Phăn với 419 km đường biên giới trên bộ và phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.

Tỉnh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước với Quốc lộ 1 nối Bắc – Nam đi qua bốn huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh. Tỉnh có đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A qua huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà dài 132km, và các tuyến quốc lộ ngang từ phía Đông lên phía Tây. Nghệ An giao thương với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu, và các tuyến quốc lộ 7, 46, 48. Hệ thống đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh và tuyến Cầu Giát- Nghĩa Đàn góp phần chu chuyển hàng hóa và hành khách qua địa bàn tỉnh.

Đồng thời tỉnh còn có Cảng Cửa Lò góp phần thuận lợi cho ngành vận tải biển và xuất nhập hàng hoá của Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ, cũng là cửa ngõ thông ra biển của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan. Không chỉ thế nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Vị trí địa lí và điều kiện trên cho thấy tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên do địa hình khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội các huyện miền núi, vùng cao còn thấp đã làm hạn chế phần nào sự giao lưu, phát triển kinh tế của Nghệ An.

2.1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước, diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2, chiếm gần 5% diện tích cả nước, gấp gần 1,5 lần diện tích tỉnh Thanh Hóa và hơn 2,7 lần diện tích tỉnh Hà Tĩnh. Với quy mô diện tích như vậy, Nghệ An có sức chứa lãnh thổ lớn, đặc biệt so với hai tỉnh kề cận. Diện tích tỉnh Nghệ An với hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía Đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. Tỉnh Nghệ An được thiên nhiên ưu đãi và có điều kiện tự nhiên tương đối phong phú như:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 31)