Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 37)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.1.1.2.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An khá dồi dào. Năm 2005, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 1.782 nghìn người chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh, trong đó 1.548 nghìn người hoạt động kinh tế (chiếm 82 % lực lượng lao động). Đến năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đã tăng lên đến 1837,5 nghìn người, chiếm hơn 62,0% tổng dân số toàn tỉnh và có hơn 1626,8 nghìn người hoạt động trong các ngành kinh tế. Tức là có khoảng 88,5 % số lao động có việc làm.

Xét cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2010: 30% lao động từ 15-24 tuổi; 23,3% lao động độ tuổi 25-34 tuổi; 19% lao động từ 35-44 tuổi và từ 45 tuổi trở lên chiếm 18,7%. Bình quân mỗi năm số lao động bổ sung vào nguồn từ 3,2 - 3,4 vạn người. Có thể thấy rằng, cũng như cơ cấu lao động cả nước, cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đang trong giai đoạn “dân số vàng”, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, lao động khu vực thanh thị cũng có xu hướng tăng tương đối nhanh (từ 6,71% năm 2000 lên hơn

11,5% năm 2005). Năm 2011 dân số khu vực thành thị 377.905 người (tăng 10% so với năm 2010), chiếm 12,9 % dân số của tỉnh trong đó dân số đến độ tuổi lao động tăng hơn có 245 nghìn người (tăng 1,1 lần so với năm 2006). Tuy nhiên lao động nông thôn của tỉnh vẫn còn chiếm đa số gần 81,13 % số lao động toàn tỉnh, cao hơn mức bình quân cả nước là 79,8% ( năm 2010) và tỷ lệ lao động khu vực thành thị tỉnh cũng còn thấp so với mặt bằng cả nước. Lao động tỉnh vẫn chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, khoảng 75% mặc dù đã thể hiện sự chuyển sang ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thời gian gần đây.

Thời gian trước đây, lực lượng lao động được đào tạo trong toàn tỉnh Nghệ An chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế (trong đó lao động được đào tạo nghề đạt 16,8%). Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh đang ngày càng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia hoạt động kinh tế đạt 40% ( đã tăng 7,5% so với năm 2006); trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt 33%. Nhưng lao động kỹ thuật vẫn còn tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, điện, điện tử, cơ khí sửa chữa, gò hàn... còn những ngành như chế biến nông sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít lao động được đào tạo nghề. Hơn nữa, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng có sự phân biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nếu như ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44%, thì ở nông thôn chưa được một nửa mới chiếm 21% trong tổng số lao động.

Cũng như phân bố dân cư, phân bố lao động trong tỉnh cũng có sự bất hợp lý, không đồng đều giữa các vùng miền.Vùng đồng bằng và đô thị chiếm tới hơn 65% tổng lao động tỉnh trong khi diện tích chỉ có 16,7% so toàn tỉnh. Vùng miền núi với diện tích rộng có thế mạnh về tiềm năng kinh tế, đất đai... nhưng lao động tập trung ít, một phần do khó khăn trong giao thông, địa hình cũng như cơ sở hạ tầng. Thời gian qua, tuy tỉnh đã quan tâm đến việc điều chỉnh lại lao động, dân cư giữa các vùng, nội bộ vùng nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 37)