d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan
3.4.3.1. Nguyên nhân
nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường...). Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm CN ở Nghệ An, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, cũng mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu hạn chế. Việc cụ thể hoá thực hiện các quy định về đầu tư và triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh còn chậm, tuy đã có những biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhưng chưa hiệu quả như mong muốn. Hệ thống thủ tục còn rườm rà, chậm giải quyết. Mặt khác, tiến độ xây dựng các công trình thủy điện, đầu tư hạ tầng KCN, cụm CN còn chậm nhưng chưa có giải pháp kiên quyết đối với nhà đầu tư dẫn đến thu hút và thực hiện vốn đầu tư vào công nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Hơn nữa, Nghệ An lại không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nên sức thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh còn thấp trong khi đầu tư cho ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn dàn trải và lãng phí nguồn lực.
Môi trường và cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp chậm ban hành và thiếu đồng bộ. Vấn đề cơ chế chính sách qui hoạch công nghiệp tỉnh chưa đảm bảo tận dụng được tối đa nguồn lực của địa phương và vẫn còn chú trọng vào số lượng nhưng chưa thực sự quan tâm tới chất lượng các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp tuy có thay đổi nhưng còn chưa đủ mạnh và còn chồng chéo.Tỉnh chưa thường xuyên quan tâm theo dõi thực hiện chính sách các địa phương và khu vực để hoàn thiện chính sách. Những chính sách khuyến khích phát triển địa phương đưa ra chưa thực sự hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Điểm yếu của kinh tế Nghệ An nói chung và công nghiệp nói riêng nữa là đội ngũ doanh nhân của Nghệ An còn nhỏ bé, các cơ sở CN của trung ương, của các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn đặt trên đất Nghệ An còn khá ít ỏi, thiếu các cơ sở công nghiệp quy mô lớn có vai trò hạt nhân, tạo được tác động lan toả, lôi kéo, kích thích phát triển các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành CN hỗ trợ. Các ngành, lĩnh vực cụ thể nên còn thiếu vắng các doanh nghiệp mạnh ở tầm quốc gia và quốc tế làm động lực lôi kéo các ngành, lĩnh vực cùng phát triển.
Nguồn nhân lực cho phát triển tuy dồi dào về số lượng, nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, chỉ mới có 15% lao động trong các ngành đã qua đào tạo là quá ít. Lao động không chỉ thiếu kỹ năng mà còn thiếu nhiệt tình, không năng động nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành và khu công nghiệp. Nhiều cơ sở đào
tạo ở Nghệ An cung cấp nguồn nhân lực kém chất lượng. Việc sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với lao động giỏi còn thua nhiều tỉnh lớn. Tỉnh Nghệ An đang rơi vào vòng luẩn quẩn vì nghèo nên không thu hút được lao động giỏi, vì không có lao động giỏi nên phát triển không tương xứng tiềm năng.
Ngoài ra, sự liên kết với các tỉnh bạn, trước hết là các tỉnh xung quanh cũng như các tỉnh giáp với Nghệ An thuộc nước bạn Lào, trong việc phối hợp để phát triển công nghiệp cũng còn hạn chế. Một nguyên nhân nữa là công nghiệp Nghệ An có điểm xuất phát thấp, nhất là về công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới. Chính sách phát triển khoa học công nghệ trong công nghiệp đã được ban hành nhưng chưa thực hiện hiệu quả. Một vấn đề là thiếu nhân tài, thiếu vốn cũng gây khó khăn cho chuyển giao công nghệ. Công tác thẩm định công nghệ của tỉnh chưa cao, nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn và chính sách, chưa đủ tạo động lực nghiên cứu.
Mặt khác, mô hình tăng trưởng của Nghệ An hiện nay vẫn theo chiều rộng. Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao, dựa vào vốn đầu tư, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và lao động trình độ thấp, năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả thấp. Nếu tiếp tục mô hình này Nghệ An sẽ tụt hậu xa so với các tỉnh không chỉ riêng về công nghiệp.
Hơn nữa trình độ cán bộ trong tham mưu, cán bộ hoạch định qui hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh cũng chưa đảm bảo. Thiếu sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh để đưa ra những trọng điểm phát triển đối với ngành công nghiệp nói chung và bản thân các ngành trong nội bộ nói riêng.
Có lẽ đây là những nguyên nhân (cùng với các nguyên nhân khách quan khác như biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước hai năm 2008- 2009) làm cho quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh không đạt được đúng mong muốn phát triển của địa phương.
3.4.3.2. Bài học
Để hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp và kinh tế cho Nghệ An, trong giai đoạn tới và tương lai, tỉnh cần rút ra những bài học và những quyết định hướng đi cho công nghiệp địa phương. Trước tiên là về mô hình tăng trưởng, Nghệ An cần đánh giá lại mô hình đang lựa chọn để phát triển một cách bền vững và nhanh chóng hơn. Riêng ngành công nghiệp trước tiên cần nâng cao chất lượng qui hoạch trên địa bàn tỉnh, về cả nội dung, dự báo, qui trình đến cả chất lượng cán bộ
trong lĩnh vực này. Đảm bảo qui hoạch công nghiệp tổng quát của ngành và của từng ngành cụ thể phát huy được những ưu thế, tiềm năng khu vực một cách tốt nhất, đặt trong tổng thể nền kinh tế và có tầm nhìn xa hơn. Tỉnh cần làm tốt công tác qui hoạch tổng thể ngành công nghiêp tỉnh, các ngành cũng như qui hoạch theo lãnh thổ. Đây là bước đầu cần làm để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững hơn. Vì thế đặc biệt cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững ngay từ khi định hướng và qui hoạch.
Về thu hút và thực hiện vốn đầu tư trong công nghiệp, Nghệ An cần cải thiện môi trường đầu tư bằng những giải pháp mới hợp lí hơn bằng cách học hỏi các địa phương khác, thúc đẩy cải thiện trong chính nội bộ các cơ quan liên quan. Các giải pháp về vốn đầu tư cùng thực hiện đồng bộ. Thực hiện những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư không chỉ dừng lại ở giấy tờ mà gấp rút triển khai, thông báo, hướng dẫn và cung cấp thông tin, tạo điều kiện hết sức có thể để các đơn vị đầu tư dễ dàng tiếp cận xâm nhập thị trường tỉnh. Vấn đề này cần thực hiện thay đổi từ các cơ quan cấp trên, đào tạo cán bộ, tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách một cách hợp lí nhất để sớm tạo thành một nguồn lực cho tỉnh phát triển công nghiệp. Trong đó cũng cần có những qui định rõ ràng để lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo những mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững, tránh đầu tư giàn trải cũng như chạy theo tăng trưởng nhanh nhưng không đảm bảo môi trường…
Công nghiệp với công nghệ cao cần có định hướng và thu hút công nghệ cao với những chính sách hấp dẫn hơn, nhất là có định hướng đầu tư công nghệ cao cho từng ngành, ngành trọng điểm, để có được những công nghệ tốt nhất, tránh những công nghệ lạc hậu so với sự phát triển chung trên thế giới. Muốn vậy tỉnh cần kích thích đầu tư và thu hút nhân tài trong những lĩnh vực này. Đây là một trong những điểm yếu của công nghiệp Việt Nam nói chung chứ không chỉ riêng công nghiệp Nghệ An, cần có sự quan tâm đúng mực.
Việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh cũng cần xem xét hợp lí, tập trung phát triển một khu, cụm công nghiệp đảm bảo yêu cầu, chất lượng, đi kèm sự đầu tư cho các vùng xung quanh, làm tốt vấn đề môi trường và chất thải ở KCN. Việc xác định các ngành công nghiệp thế mạnh cũng cần xem xét. Khi xác định ngành trọng điểm (mũi nhọn) tỉnh cần những nhóm ngành và những ngành cụ thể đồng thời thỏa mãn điều kiện sau: có chỉ số lan tỏa cao đến sản xuất, kích thích nhập khẩu thấp, có nhu cầu năng lượng thấp và ít thải ra môi trường. Như nhóm
ngành chế biến lương thực thực phẩm có chỉ số lan tỏa về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Còn nhóm ngành chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu tỉnh tập trung phát triển cũng phải nhập khẩu nhiều. Do vậy thời gian tới Nghệ An nên có định hướng và xem xét lại cả về các nhóm ngành trọng điểm của tỉnh sao cho hiệu quả nhất.
Vấn đề quản lí khai thác các tài nguyên trên địa bàn tỉnh cần được quan tâm mạnh, tránh để tình trạng khai thác tràn lan, không hiệu quả và không đảm bảo vấn đề an toàn lao động cũng như bảo vệ môi trường đang diễn ra. Vì thế tỉnh cần cơ những qui định rõ ràng về việc cho phép khai thác tài nguyên và thực hiện nghiêm, giám sát, cũng như có biện pháp ngăn chặn, xử phạt thích đáng với những đối tượng, đơn vị vi phạm. Liên quan đến khai thác tài nguyên, trong tình trạng nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, Nghệ An nên có kế hoạch khai thác cũng như bảo vệ hợp lí những nguồn tài nguyên của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh cần và nhanh chóng thu hút nhân tài địa phương một cách tích cực và hấp dẫn hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Bởi lẽ nguồn nhân lực là một trong những điểm mạnh nổi trội nhất của tỉnh, nhanh chóng phát huy nguồn lực này là một thuận lợi lớn thực hiện những giải pháp khác và đem lại sức mạnh tổng hợp, tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế xã hội, không chỉ riêng công nghiệp. Xem xét lại những chính sách thu hút nhân tài đang thực hiện và cải thiện cho nó hấp dẫn hơn là biện pháp nên làm. Ngoài ra, nâng cao chất lượng đào tạo lao động công nghiệp không chỉ về chuyện môn, kỹ năng mà còn về thái độ và phong cách, kỷ luật trong lao động
Một điểm nên cải thiện ngay chính là cơ chế, chính sách, các cơ chế được đưa ra để khuyến khích, hỗ trợ công nghiệp phát triển. Cải thiện chính sách sẽ thúc đấy phát huy thế mạnh doanh nghiệp, các ngành nghề… cho địa phương.Tránh tình trạng thiếu đồng bộ, chồng chéo và chậm trễ trong các công tác thi hành chính sách. Việc cải thiện cơ chế chính sách cần tiến hành từ những khâu đầu tiên là ban hành chính sách đến những khâu thực hiện. Muốn vậy, yêu cầu chính sách khi ban hành cần đồng bộ, nhanh chóng thực hiện nghiêm, có biện pháp xử lí nếu chậm trễ và cải tạo từ những cơ quan ban hành chính sách.
Đồng thời, Nghệ An cần quan tâm hơn tới việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào sử dụng trong ngành công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ cao nhưng song song với đó cần nắm được trình độ thực tế của
công nghệ đó so với mặt bằng chung của cả nước và nhật là trên thế giới, tránh tình trạng bỏ vốn chuyển giao hay mua những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, gây lãng phí nguồn lực là không đạt được mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ cũng cần có sự quản lý tổng hợp của các cơ quan ban ngành sao cho đạt hiệu quả cao nhất có thể với số vốn bỏ ra, mặt khác cần khuyến khích nâng cao công nghệ cho những ngành trọng điểm, có tác dụng lan tỏa và ảnh hưởng tới các ngành khác trước.
Tóm lại, Nghệ An cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại một cách toàn diện, nâng cao sức mạnh địa phương về nhân lực, chỉ số cạnh tranh của tỉnh để nhanh chóng tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu hợp lí. Để làm được điều đó cần sự phối hợp của toàn bộ các cấp, các ngành và người dân tạo sức mạnh tập thể đạt được mục tiêu, thành công, sớm đưa Nghệ An thành tỉnh Công nghiệp.
CHƯƠNG 3