Ngành công nghiệp khai thác

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 50)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.2.4.2.1.Ngành công nghiệp khai thác

Trong những năm qua, các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản thuộc nhóm ngành cấp I cũng có nhiều bước thay đổi

để phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương, thị trường tiêu dùng trong nước và nước ngoài, giá trị sản xuất các ngành đều tăng lên hằng năm (biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: GTSX ngành công nghiệp khai thác Nghệ An 2000-2010

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Biểu đồ 2.4 ở dưới có thể cho ta thấy sự tăng trưởng các nhóm ngành trong nội bộ ngành công nghiệp khai thác. Cũng như những tỉnh duyên hải miền trung khác, Nghệ An không phải là tỉnh có tiềm năng về khai thác than nên tỉ trọng phân ngành này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với hai ngành còn lại. Tuy đa dạng về các loai quặng kim lạo nhưng trữ lượng nhỏ, lại phân bố rải rác trên toàn địa bàn, vì thế đương nhiên phân ngành khai thác quặng kim loại cũng không thể chiếm tỷ trọng lớn trong có cấu ngành khai thác địa bàn tỉnh được. Ta có thể thấy phân ngành khai thác đá, mỏ khác có sự tăng trưởng vượt trội hơn so với hai ngành còn lại. Bởi đá trắng là khoáng sản quý hiếm và có giá trị cao của Việt Nam lại chỉ có ở Nghệ An với chất lượng tốt nên không chỉ được khai thác để phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu nên có giá trị tăng vượt trội, mặc dù chỉ mới xuất khẩu sản phẩm thô. Khai thác mỏ đá vốn đã chiếm cơ cấu lớn trong ngành khai thác, trong

khi lại tăng trưởng vượt bậc, cho thấy chắc chắn tỷ trọng của nó cũng gia tăng trong cơ cấu các ngành công nghiệp khai thác tỉnh Nghệ An.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu GTSX các phân ngành trong nội bộ ngành CNKT

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Đúng như vậy, tỉ trọng ngành khai thác đá và các mỏ khác tăng lên trong thời gian qua, còn khai thác quặng và than có xu hướng giảm tỷ trọng. Những năm cuối kỳ, tuy tỉ trọng các ngành dao động tăng giảm không theo xu hướng chung nhất định nào nhưng nhìn chung khai thác đá vẫn chiếm đến 83% vào năm 2010 và hơn 75% cả thời kỳ. Khai thác than chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn ngành khai thác, bình quân 2% cả thời kỳ. Do Nghệ An trữ lượng than không lớn lắm, chủ yếu là những mỏ khai thác nhỏ nên tỉ trọng của phân ngành này được coi là hợp lí. Riêng khai thác quặng, tỉ trọng những năm gần đây đã có sự gia tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đầu kỳ. Cuối kỳ 2010 khai thác quặng chỉ chiếm 15%, chưa bằng một nửa so với đầu kỳ năm 2000 (36,2%). Ngành khai thác đá và các mỏ khác tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng khá ổn định trong những năm gần đây và có xu hướng tăng. Khai thác các loại tài nguyên là đầu vào cho sản xuất xi măng như đá vôi, mỏ sét, phụ gia xi măng bazan, tăng đáng kể trong giai đoạn qua, số lượng đăng ký khai thác mỏ đá xây dựng tăng một cách chóng mặt do hiện tượng đi trước, đón đầu các dự án giao thông trọng điểm triển khai trên địa bàn tỉnh. Một phần do thời

gian qua Nghệ An đầu tư cho công nghiệp chế biến xi măng cũng như những yêu cầu nguyên liệu cho xây dựng các nhà máy, dự án trên địa bàn tỉnh và các cũng lân cận. Tuy nhiên tình trạng khai thác đá ở Nghệ An còn có nhiều bất cập về vấn đề quản lý, cũng như vấn đề môi trường, khai thác ồ ạt, chủ yếu là xuất khẩu thô gây ô nhiễm môi trường và chảy máu tài nguyên quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 50)