Chế biến lâm sản: Ưu tiên phát triển nguyên liệu cho sản xuất gỗ MDF, HDF, bột giấy, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở chế biến bột giấy tiếp tục đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 87)

HDF, bột giấy, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở chế biến bột giấy tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền để có sản phẩm giấy viết thành phẩm. Phát triển cơ sở chế biến các mặt hàng mây, tre đan, mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ gỗ rừng trồng, sử dụng nhiều lao động. Phát triển trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến dược liệu. Ổn định công suất nhà máy bột giấy Tân Hồng 45.000 tấn/năm và xây dựng mới một nhà máy sản xuất gỗ MDF công suất 300.000 m3/năm.

- Chế biến thuỷ sản: Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu hiện tại; xúc tiến kêu gọi đầu tư mới 01 nhà máy chế biến thịt hộp công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế biến hải sản chất lượng cao công suất 5.000 tấn/năm nhằm chế biến hết nguồn nguyên liệu tại các huyện ven biển. Xây dựng các cụm chế biến ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc

- Sản xuất đồ uống: Tập trung khai thác hết công suất các nhà máy bia hiện có để tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp đảm bảo sản đến năm 2015 công suất các nhà máy bia đạt sản lượng 250 triệu lít/năm, đến năm 2020 là 400-500 triệu lít/năm. Từ nay đến 2015, nâng cấp dây chuyền bia Sài Gòn - Sông Lam lên 150 triệu lít để có công suất bia 250 triệu lít.

b. Cơ khí-điện tử, hóa chất và luyện kim

Cơ khí-điện tử: Xây dựng qui hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí,

điện tử và tổ chức đầu tư phát triển thành trung tâm cơ khí lớn của khu vực Bắc Trung Bộ vào năm 2020. Hiện đại hoá dây chuyền nhà máy lắp ráp ô tô tải và kêu gọi đầu tư với công nghệ hiện đại, phát huy hết công suất tiến tới sản xuất hoàn

chỉnh sản phẩm để đạt sản lượng 25.000 chiếc vào năm 2020. Điều chỉnh quy mô xây dựng nhà máy sản xuất các loại máy nông nghiệp 3000 chiếc/năm . Phát triển trung tâm công nghiệp công nghệ cao trong Khu kinh tế Đông Nam gắn với phát triển nguồn nhân lực. Phát triển công nghiệp hoá chất trên cơ sở nguồn nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ cho liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn. Thu hút đầu tư nhà máy lắp ráp các bảng mạch điện tử công suất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm.

Hoá chất: Kêu gọi đầu tư mới một số cơ sở sản xuất sơn chất lượng cao,

phát triển các sản phẩm từ một số loại hoá dược chất lượng cao và cao su, phát triển các ngành công nghiệp hoá chất phụ trợ phục vụ công nghiệp lọc hoá dầu Nghi Sơn. Xây dựng nhà máy xút cho sản xuất nhựa PVC và các dự án sản xuất giấy công suất 10.000 tấn/năm và xây dựng nhà máy sản xuất đồ nhựa dân dụng và công nghiệp 15.000 tấn sản phẩm/năm.

Luyện kim: Phát triển tổ hợp luyện kim tại khu công nghiệp Đông Hồi 1,5

triệu tấn/năm công nghệ Nhật Bản.

c. Dệt may, da giày

Tập trung xây dựng và hoàn thành cụm công nghiệp sợi-dệt-may Nam Giang (Nam Đàn) đảm bảo hiện đại, thân thiện môi trường. Xúc tiến đầu tư xây dựng các dự án sợi, dệt, may, chú trọng vào khu công nghiệp Thọ Lộc trong Khu kinh tế Đông Nam, các đô thị Thái Hoà, thị trấn Anh Sơn, Nam Đàn, Đô Lương. Hình thành trung tâm dệt may vùng Bắc Trung bộ. Và kêu gọi đầu tư mới nhà máy sản xuất giày 500.000 đôi/năm.

Bảng 3.2 : Một số mục tiêu ngành dệt may tỉnh Nghệ An từ 2011-2020

Mục tiêu Đến 2015 Đến 2020

Sợi 10 ngàn tấn 30 ngàn tấn

May dệt kim 5 triệu sản phẩm/năm 7 triệu sản phẩm/ năm May sơ mi 20 triệu sản phẩm/năm 30 triệu sản phẩm/năm Dệt may khác 10 triệu sản phẩm/năm 15triệu sản phẩm/năm

Nguồn: Qui hoạch công nghiệp tỉnh Nghệ An 2011-2020

d. Công nghiệp xây dựng

Dự báo ngành công nghiệp xây dựng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, số lượng doanh nghiệp, năng suất lao động và trình độ công nghệ cũng được nâng lên đáng kể trong giai đoạn tới. GTTT ngành xây dựng tỉnh tăng bình quân 17,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5%/năm trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

e. Sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành một ngành công nghiệp trọng điểm, chủ lực của tỉnh, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

- Xi măng

Giai đoạn 2011-2015 đảm bảo tiến độ các nhà máy đã khởi công để đến năm 2015 đạt công suất 6,4 triệu tấn; đến năm 2020 có công suất khoảng 10-12 triệu tấn. Tập trung hoàn thành các dự án xi măng chuyển tiếp 19/5 (Nghĩa Đàn), Đô Lương (3 triệu tấn/năm); Tân Kỳ (2 triệu tấn/năm); Tân Thắng (1 triệu tấn/năm) trước năm 2015; sau năm 2015 đối với xi măng Hoàng Mai 2 (4,5 triệu tấn/1 năm), Tân Kỳ,… tiếp tục nâng công suất của các nhà máy khác khi có điều kiện. Thực hiện tốt quy hoạch và quản lý theo quy hoạch khai thác chế biến đá bazan ở Nghĩa Đàn để phục vụ cho sản xuất xi măng trên địa bàn của tỉnh và cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 87)