Bối cảnh khu vực và quốc tế thời kỳ 2011-202 0 cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 82)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

3.1.2. Bối cảnh khu vực và quốc tế thời kỳ 2011-202 0 cơ hội và thách thức

Bước sang giai đoạn mới, dự báo bối cảnh thế giới sẽ có nhiều biến động phức tạp khó lường không chỉ về kinh tế mà cùng với đó các xu hướng phát triển chính trị xã hội cũng chuyển biến. Những yếu tố đó sẽ tác động không nhỏ tới kinh tế mỗi quốc gia cũng như địa phương. Nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bối cảnh đó đặt ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế quốc gia, cần có sự điều chỉnh phù hợp. Việt Nam là một nước đang phát triển thì bối cảnh đó đem lại cơ hội để phát triển bền vững hơn với một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức khi vừa đối phó với những thay đổi bất ngờ, khó lường, đòi hỏi vừa đảm bảo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý cũng như đảm bảo vấn đề chính trị xã hội. Những cơ hội thách thức của quốc gia cũng một phần nào là cơ hội thách thức của các tỉnh thành trên cả nước, không chỉ Nghệ An.

Những năm tới được dự báo có sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ; hình thành nền kinh tế tri thức. Cùng với đó, các điều kiện tự nhiên cho sự phát triển đang ngày càng trở nên hạn hẹp hơn và sẽ thiếu hụt nghiêm trọng khi các nước có nền kinh tế mới nổi phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều những thảm họa thiên tai nghiêm trọng do hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu với tần suất xuất hiện ngày càng dày và hậu quả của chúng ngày càng nghiêm trọng, bất ngờ. Đơn cử như tình trạng nước biển dâng mà nước ta là một trong số ít nước chịu tác động nặng nhất sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Nghệ An. Những vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cao về tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nguồn lực; phát triển kinh tế xanh quan tâm đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Vì thế, đây là một trong những thách thức với các địa phương đang thực hiện chiến lược xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và là nơi tiếp thu các công nghệ lạc hậu từ các nền kinh tế phát triển. Còn trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu và năng lượng, nên sẽ gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn lực bên ngoài, gây ra sức ép rất lớn đối với chiến lược bảo tồn tài nguyên của các nước đang phát triển khác, đặc biệt là những nước liền

kề.

Hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu thông qua sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết vào mạng sản xuất toàn cầu đang trở thành xu thế cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế. Bởi vì quá trình này sẽ hình thành của mạng sản xuất và chuỗi giá trị ở cấp độ toàn cầu cũng như khu vực, tạo điều kiện để các nước, các địa phương có thể tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tạo cơ hội mới cho các nước đang phát triển tập trung vào rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ để đẩy nhanh tiến trình phát triển. Khi đó, xuất khẩu của các nước và các địa phương sẽ phải đối mặt với thách thức lớn hơn khi chuyển đổi theo hướng tập trung vào các sản phẩm dịch vụ và các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, cũng như khi tìm cách kết nối với mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thông qua các “kênh” như gia công quốc tế và thuê ngoài. Vì thế, Nghệ An với những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà chủ yếu còn là sơ chế, tận dụng tài nguyên… cần có đinh hướng đúng đắn để chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang hướng có hàm lượng kỹ thuật cao hơn.

Cũng trong thời gian tới, các nền kinh tế là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản tăng trưởng chậm. Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng Euro và thâm hụt ngân sách cao ở nhiều nước có thể gây biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền, làm cho tính bất định và độ rủi ra tăng lên, tác động mạnh tới xuất nhập khẩu, đầu tư, chính sách tài khóa và tiền tệ của các quốc gia…

Sau cuộc khủng hoảng vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế được đặt ra để tạo lập lại nền tảng kinh tế nhằm phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã đặt ra những mục tiêu, biện để thực hiện tái cấu trúc và điều đó ảnh hưởng lớn tới kinh tế các tỉnh và các ngành.

Bối cảnh quốc tế giai đoạn tới được dự báo đây rủi ro. Riêng các địa phương nói chung hay ngành công nghiệp địa phương nói riêng cần nhanh chóng tiếp nhận quá trình này một cách tự nhiên hoặc chủ động lựa chọn hướng phát triển phù hợp tuỳ thuộc vào năng lực nội sinh và chính sách của địa phương đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 82)