Vùng Hoàng Mai – Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh Bắc Nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 92)

- Sản xuất đá granít tự nhiên và nhân tạo

b) Vùng Hoàng Mai – Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh Bắc Nghệ

Xây dựng vùng Hoàng Mai- Đông Hồi trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ thành vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng được Chính phủ phê duyệt. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp động lực: xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hóa chất (Đầu tư dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Mai công suất 4,5 triệu tấn/năm; xây dựng xi măng Tân Thắng 2,0 triệu tấn, xây dựng nhà máy nhiệt điện 2.400 MW, nhà máy luyện thép 2,4 triệu tấn/năm); đầu tư xây dựng Cảng Đông Hồi, hạ tầng Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Hoàng Mai.

3.2.4.2. Vùng miền núi

Trọng điểm vùng là Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An: Định hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; phấn đấu đến năm 2020, các huyện miền núi chiếm 20% cơ cấu GDP của cả tỉnh.

Phát triển cây công nghiệp và chế biến nông lâm sản: mía, cao su, chè, chế biến hoa quả, chế biệt thịt, sữa. Phát triển các ngành công nghiệp động lực là: thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xi măng Đô Lương, Tân Kỳ, các nhà máy thuỷ điện Nhãn Hạc, Khe Bố, Hủa Na...; xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, khai thác và chế biến đá trắng, đá ốp lát và đá granit ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ.

Xây dựng các KCN trên địa bàn như KCN Nghĩa Đàn, KCN Sông Dinh, KCN Tân Kỳ, KCN Phủ Quỳ và một số CCN nhỏ khác trên địa bàn các huyện miền núi. Tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ để phát triển giao lưu

kinh tế với Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.

3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUNGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011- 2020 3.3.1. Tăng cường, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà

nước; nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và quản lý vốn đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách.

Có thể nhà nước không có tác động trực tiếp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ý muốn chủ quan của con người nhưng những định hướng, cách điều hành, tổ chức, quản lý của nhà nước trong các vấn đề về phát triển công nghiệp là vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, cần khắc phục những nguyên nhân chủ quan trước như do lãnh

đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các cấp, các ngành. Thay đổi tư duy cục bộ, vùng miền của các tỉnh. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trên mọi lĩnh vực, không chỉ riêng ngành công nghiệp để có sức mạnh thay đổi phát triển ngành một cách tốt nhất.

Thứ hai, nâng cao chất lượng các loại quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch.

Công tác quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ địa phương nào, quy hoạch làm tốt là bước đầu đảm bảo thì huy động và phân bổ nguồn lực mới đạt được hiệu quả cao. Trước tiên, cần dựa trên cơ sở đánh giá nội lực, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và dự báo cả những yếu tố “động” thay đổi sẽ có tác động đến công nghiệp; Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp cần xét đến nhiều yếu tố như tổng thể qui hoạch phát triển của vùng, của địa phương và cần quan tâm đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của qui hoạch các ngành, cũng như những vấn đề về phát triển bền vững trong tương lai. Tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy hoạch mặt bằng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, quy hoạch Khu công nghiệp… đều phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương. Trước hết tỉnh cần thực hiện đúng về quy trình, nội dung quy hoạch, và các giải pháp đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm (như phát triển đô thị, khoáng sản, đất đai...). Công tác quy hoạch phải được nghiên cứu thường xuyên, các quy hoạch phải được cập nhật, hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Bên cạnh đó quy hoạch phải gắn liền với kế hoạch quản lý và sử dụng đất. Đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá, do vậy cần sử dụng quỹ đất hợp lý, tránh lãng phí. Cần có kế hoạch bố trí

và sử dụng mặt bằng hợp lý trước khi tiến hành xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác quy hoạch. Quy hoạch không thể hoàn thiện nếu vấn đề giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch nói chung cần phải dự kiến được nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các ngành như thế nào; cùng với đó phải đề ra các giải pháp cụ thể để chuẩn bị nguồn nhân lực, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng thu hút các dự án đầu tư cho tỉnh, nhất là đầu tư nước ngoài.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và công khai kịp thời các cơ chế, chính sách, các loại quy hoạch của tỉnh (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực,..) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng như công khai quy hoạch rộng rãi đến mọi người dân, tránh tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, đặc biệt trong khâu giải phóng mặt bằng.

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo tỉnh để khác phục những hạn chế, yếu kém trong môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của tỉnh và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Nếu có bất kỳ vi phạm nào cần báo cáo cấp trên và tổ chức giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó đồng thời tiến hành tăng chất lượng đào tạo cán bộ quản lý địa phương để đảm bảo chất lượng quản lý, điều hành.

3.3.2. Các giải pháp huy động đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư

Các giải pháp về vốn là một trong những giải pháp sẽ có tác động rõ và tác động lớn đến sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu. Quá trình tập trung để đạt được mục tiêu khá khó khăn vào năm 2020 yêu cầu tỉnh Nghệ An giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư, từ thu hút vốn đến giải ngân, quản lý nguồn vốn, tập trung đầu tư vào các ngành cho hợp lí…. Đây là điều kiện cần cho tỉnh Nghệ An hướng đến đạt mục tiêu. Trong thời gian 10 năm tới địa phương luôn phải đặc biệt quan tâm, chấn chỉnh và thực hiện những biện pháp tận dụng nguồn vốn tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w