Tình hình xã hội:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 42)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.1.2.4.Tình hình xã hội:

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, bộ mặt xã hội tỉnh Nghệ An đã có nhiều thay đổi. Thu nhập bình quân đầu người đến 2010 đạt 14,16 triệu đồng/ người/ năm, tăng 8,49 triệu đồng so với năm 2005. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp chung từ 6,80% năm 2005 xuống 5,81% cuối năm 2010, riêng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm chỉ còn 4,2 – 5,0% trong 5 năm cuối kỳ, giải quyết việc làm cho từ 3,2

- 3,5 vạn lao động hàng năm, trong đó xuất khẩu lao động trên 10.000 người. Về đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng lên 10% đạt khoảng gần 40% trong tổng số lao động. Đến 2010 đã đạt mục tiêu 20/20 huyện thành thị được công nhận phổ cập trung học cơ sở, 100% xã có trường mầm non. Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục được đầu tư tăng số trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 655 trường, chiếm tỷ lệ 41,64%.

Về y tế: Các bệnh viện, trạm xá được gia tăng, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, phát triển nhanh các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập (Bệnh viện 115, Cửa Đông, Phủ Diễn, Thành An, Thái An, Mắt Sài Gòn); tăng tỷ lệ số bác sỹ/vạn dân từ 3,8 bác sỹ (2006) đến 6 bác sỹ (2010).

Văn hóa thông tin, thể dục - thể thao phát triển sâu rộng, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn thực hiện hiệu quả nên tốc độ giảm nghèo khá nhanh, cơ bản không còn hộ đói kinh niên, mỗi năm bình quân giảm gần 3% hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay giảm từ 26% năm 2006 xuống còn 12% năm 2010. Nhìn chung bộ mặt tỉnh Nghệ An cũng như đời sống người dân đã có những thay đổi rõ ràng và có diện mạo mới trong những năm qua. Tuy nhiên so với cả nước, GDP/người Nghệ An chỉ bằng 62,3% giá trị GDP/người của cả nước năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo Nghệ An vẫn thuộc vào loại cao trong vùng và cả nước; cao thứ 5 trong vùng BTB- DHMT, sau Thanh Hóa (25,3%), Quảng Trị (25,1%), Quảng Bình (25,2%) Hà Tĩnh (25,1%) năm 2010. Đây vẫn là một điều trăn trở của tỉnh trong những năm tới. Hơn nữa, là một tỉnh đông dân thứ 4 cả nước, GDP/người còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhưng tỉ suất sinh của tỉnh đều ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phát triển bền vững của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 42)