Công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 89)

- Sản xuất đá granít tự nhiên và nhân tạo

g. Công nghiệp hỗ trợ

Phấn đấu trở thành trung tâm cơ khí lớn khu vực Bắc Trung bộ vào năm 2020. Khuyến khích phát triển nhanh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có lợi thế: cơ khí chế tạo, điện tử-tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt – may và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Đầu tư phát triển khu công nghệ cao trong Khu kinh tế Đông Nam và xây dựng công viên phần mềm tại thành phố Vinh.

3.2.2.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước

Điện: Tập trung đẩy nhanh các dự án đầu tư thuỷ điện theo quy hoạch đảm bảo tiến độ để sớm đưa vào sử dụng, đưa tổng công suất các nhà máy đến năm 2015 đạt 800-850MW. Làm việc với nước bạn Lào để có thể sớm xây dựng thuỷ điện Mỹ Lý 250MW, Nậm Mộ 95MW. Hoàn thành xây dựng trung tâm nhiệt điện Quỳnh

Lập huyện Quỳnh Lưu công suất 2.400 MW. Phấn đấu đưa sản lượng điện đạt 2,9- 3,1 tỷ KWh vào năm 2015. Sau năm 2015, xây dựng thêm một số nhà máy đã được quy hoạch, nâng tổng công suất vào năm 2020 là 1.000 MW, sản lượng 4,0 tỷ KWh.

Nước: Xây dựng quy hoạch nguồn nước cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khan hiếm nước. Nâng cấp nhà máy nước Vinh, Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và đầu tư xây dựng mới các nhà máy nước ở thị trấn của các huyện, các khu công nghiệp với tổng công suất đến năm 2015 là 120.000 m3/ngày đêm, đạt công suất tiêu thụ 35 triệu m3/năm và 73-75 triệu m3/năm, cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

3.2.3. Định hướng xây dựng khu kinh tế, các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề

3.2.3.1. Khu kinh tế

Thu hút đầu tư, xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Xem xét mở rộng khu kinh tế về phía Tây. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chương) với diện tích tự nhiên 21.382,5 ha. Là đầu mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác hữu nghị với nước bạn Lào và các nước Đông Nam Á; đầu mối trung chuyển, xuất nhập hàng hoá và dịch vụ, du lịch của tỉnh Nghệ An với các hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm sản, lắp ráp, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng…

3.2.3.2. Khu công nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tiến hành các thủ tục kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; đầu tư các khu CN đã được phê duyệt tại Quyết định 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2020 có các khu công nghiệp sau:

- Khu công nghiệp Hoàng Mai (I & II), diện tích 600 ha. - Khu công nghiệp Đông Hồi, diện tích 600 ha.

- Khu công nghiệp Tân Kỳ, diện tích 600 ha. - Khu công nghiệp Sông Dinh, diện tích 300 ha. - Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, diện tích 500 ha. - Khu công nghiệp Tri Lễ. diện tích 200 ha.

Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp trong khu kinh tế, các khu công nghiệp đã thành lập. Đến năm 2015 phấn đấu thu

hút khoảng 200 - 250 dự án đầu tư, tạo 35 - 40 ngàn chỗ làm việc, đầu tư hoàn chỉnh từ 10 - 12 cụm công nghiệp với diện tích 217 ha, thu hút thêm từ 120 - 150 dự án đầu tư, tạo việc làm cho 13.000 - 15.000 lao động.

3.2.3.3. Cụm công nghiệp và làng nghề

Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề ở các huyện, xã theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên chỉ đạo các ngành: Chế biến khoáng sản thuỷ sản,nước mắm, cá, bột cá, chế biến lương thực, thực phẩm, (tương, bún, bánh), mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, móc sợi, mây giang xiên, dệt thổ cẩm, sửa chữa cơ khí, xây dựng,...

Bảng 3.3: Một số mục tiêu về phát triển cụm công nghiệp và làng nghề tỉnh Nghệ An 2011 - 2020

Mục tiêu 2011-2015 2016-2020

Số làng nghề 150 làng 180-200 làng

Đầu tư xây dựng 23 CCN - 490 ha 15 CCN - 300 ha. GTSX TTCN nông thôn 3.500 tỷ đồng ( 2015)

Kim ngạch xuất khẩu 18 triệu USD (2015)

Giải quyết việc làm 20 vạn lao động (2020)

Nguồn: Qui hoạch công nghiệp tỉnh Nghệ An 2011-2020

3.2.4. Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ

3.2.4.1. Vùng đồng bằng, ven biển

Đây là vùng có điều kiện phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản; có nguồn đá vôi, đất sét phong phú để sản xuất vật liệu xây dựng; nơi có nguồn nhân lực có trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Tinh Nghệ An bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển của vùng đến năm 2020 là:

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng (Quỳnh Lưu, Đô Lương), gạch, ngói lợp (bao gồm các sản phẩm truyền thống và vật liệu mới); đá ốp lát nhân tạo; đồ gốm, sứ;các loại sản phẩm cơ khí; hoá dầu; sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm; tàu thuỷ; chế biến nông - lâm - thuỷ sản (chế biến dứa; hàng thuỷ sản đông lạnh và các sản phẩm truyền thống của thuỷ sản; thịt gia súc, gia cầm; giấy, bột giấy, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,v.v...).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w