Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 61)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.2.6. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ

Sản xuất công nghiệp Nghệ An được phân ra thành ba cùng lãnh thổ : Các huyện ven biển gồm (Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh) Các huyện miền núi gồm (Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) và Các huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,Yên Thành)

Bảng 2.12: Hiện trạng phát triển công nghiệp theo 3 vùng kinh tế tỉnh Nghệ An

Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010

Khu vực đồng bằng 11,39 9,36 7,28 7,78 8,14 10,12 Khu vực miền núi 28,51 20,01 21,27 21,40 17,72 18,88 Khu vực ven biển 60,10 70,63 71,45 70,82 74,14 71,00

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An 2010

Xét về cơ cấu theo lãnh thổ có thể nhận thấy công nghiệp Nghệ An có sự phát triển không đồng đều giữa ba khu vực. Những năm qua, công nghiệp vùng ven biển Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu, chiếm phần lớn tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và ngày càng gia tăng. Những năm 2005-2010 tỷ trọng khu vực ven biển đã tăng lên trên 70% so với thời kỳ trước (trên 60%). Đây là vùng có vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế của tỉnh, không chỉ riêng ngành công ngiệp. Một trong những thành tựu của vùng ven biển là xu hướng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tương đối rõ và đúng hướng. Các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, bia rượu, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng... chiếm tỷ trọng ngày càng

lớn, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất xi măng vì có nguồn tài nguyên đá vôi phong phú. Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phát triển khá đa dạng gồm nhiều nhóm ngành. Về mặt lãnh thổ cụ thể, công nghiệp TP Vinh chiếm tỷ trọng lớn nhất với 49,77%, tiếp theo là Quỳnh Lưu 26,53%, Nghi Lộc 8,54%, Diễn Châu 8,48% và TX Cửa Lò 6,68%. Tính đến nay, trên địa bàn vùng ven biển Nghệ An có khoảng 22.546 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 9.420 cơ sở so với năm 2000. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng vùng ven biển cũng tăng nhanh từ 40.550 người năm 2000 (chiếm 7,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế) lên 86.100 người năm 2007 (chiếm 14,72%). Đây là vùng có số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp đông nhất với trình độ chuyên môn về quản lý và kỹ thuật khá cao. Bên cạnh đó TTCN và làng nghề các địa phương vùng ven biển Nghệ An có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và ngân sách các địa phương.

Vùng đồng bằng tuy không chiếm tỷ trọng cao bằng vùng ven biển nhưng chỉ với 4 huyện đồng bằng mà đã cung cấp khoảng 8,3% giá trị công nghiệp cho tỉnh cũng là một sự đóng góp khá lớn. Nhất là 3 năm gần đây tỉ trọng của cùng có xu hướng tăng lên như là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của cùng. Tuy năm 2010 tỷ trọng vẫn thấp hơn so với đầu kì, nhưng một phần do thời gian qua tỉnh cũng đã tập trung đầu tư cho các cùng khác. Sự phát triển mạnh của vùng ven biển lấn át cơ cấu cùng đồng bằng. Các huyện đồng bằng vốn có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông đường bộ cũng dễ dàng, nguồn nhân lực dồi dào cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đã phát triển những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thủy hải sản và các ngành cơ khí... Một số khu công nghiệp cũng như doanh nghiệp trong vùng đã có sự đầu tư phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tương lai có sự đầu tư phát triển đúng đắn chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc.

Vùng trung du – miền núi với 10 huyện nhưng do có xuất phát điểm thấp nên chỉ đóng góp khoảng 20% giá trị sản xuất. Mà dấu hiệu chuyển dịch cho thấy cơ cấu ngành đang có dấu hiệu giảm và giảm mạnh so với đầu kỳ. Vốn là một cũng có điều kiện khó khăn hơn về kể cả điều kiện tư nhiên, giao thông đi lại cũng như cơ cấu hạ tầng, sự đầu tư cho các huyện vùng miền núi cũng đạt được kết quả chậm hơn hai vùng còn lại. Các ngành công nghiệp phát triển ở vùng này là khai thác khoáng sản như thiếc, boxit, đá vôi, đá xây dựng và một số khoáng sản khác, Hiện

cùng đã hình thành và phát triển nhiều vùng cây nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến. Các ngành trồng chè, trồng mía và cà phê, cao su ở cùng đã có những đóng góp về nguyên liệu lớn cho ngành chế biến trên địa bản tỉnh. Bên cạnh đó, tìm hiểu nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng miền núi còn được khai thác tiềm năng mới như Dự án Chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thị xã Thái Hòa và Nghĩa Đàn với tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng, là một dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đã đi vào hoạt động và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực

Ngoài ba vùng chính, tỉnh Nghệ An cũng đã hình thành được 3 vùng kinh tế trọng điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung bộ và của cả nước. Tỉnh coi việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng từng vùng và làm động lực, lôi kéo các vùng khác trong tỉnh cùng phát triển. Ba vùng kinh tế trọng điểm được tỉnh xác định là : thành phố Vinh - Khu kinh tế Đông Nam gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; Tân Kỳ - Đô Lương - Thái Hòa - Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp động lực như: xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hóa chất. Cụ thể là nâng công suất Nhà máy xi măng Hoàng Mai lên 2,8 triệu tấn/năm, xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn, xây dựng nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 2.400 MW. Vùng kinh tế trọng điểm Tân Kỳ - Đô Lương - Thái Hòa - Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An được định hướng phát triển chăn cây công nghiệp và chế biến nông, lâm sản...

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 61)