e) Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ
1.3.2. Kinh nghiệm tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tài nguyên khoáng sản phong phú với một số loại có trữ lượng lớn nhất cả nước như than đá (khoảng 3,5 tỷ tấn), đá vôi, cao lanh, cát thuỷ tinh…sản lượng điện khoảng 5.000MW ; đóng tàu thuỷ khá lớn trọng tải 53.000 tấn (có thể đến 70.000 tấn...) và nhiều ngành CN quan trọng khác liên quan đến xuất, nhập khẩu nhờ vào lợi thế của cảng Cái Lân - cảng nước sâu duy nhất và là cửa ngõ ra biển Đông của 25 tỉnh thành phía Bắc. Bên cạnh đó với tiềm năng biển, nguồn thủy, hải sản Quảng Ninh nổi tiếng tươi ngon.
Với những điều kiện ưu đãi như vậy, trong những năm qua, ngành Công nghiệp Quảng Ninh đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm, tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ trọng trên 50% và tăng bình quân 20,1%/năm; số lượng các cơ sở CN cũng tăng mạnh cùng với sự đa dạng các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Biết tận dụng và phát huy tiềm năng để phát triển, từ nhiều năm nay, ngành CN tỉnh luôn giành thế chủ động, hoạch định những giải pháp và bước đi cụ thể, kịp thời để phát triển sản xuất CN. Kết quả đạt được còn được thể hiện ở sự hình thành rõ nét các trung tâm CN, các khu cụm CN, các làng nghề, tiểu thủ CN như: Trung tâm CN tàu thuỷ; trung tâm CN sản xuất xi măng; trung tâm CN cơ khí siêu trường, siêu trọng; trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao... Và một số nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian qua như:
Nhóm ngành công nghiệp cơ khí với một số loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao; nhóm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có Nhà máy xi măng Cẩm Phả được đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, toàn bộ dây chuyền được điều khiển, quản lý hoàn toàn tự động của Nhật Bản, Đức, Pháp cung cấp. Các sản phẩm
công nghiệp chế biến như rượu bia và nước giải khát, là những sản phẩm được đầu
tư sử dụng công nghệ mới của Đức và Đan Mạch nên chất lượng đạt cao đơn cử là bia Hạ Long, nước khoáng Quang Hanh…
Tuy các sản phẩm khá phong phú và đa dạng nhưng lại chủ yếu là do công nghiệp khai thác khoáng sản tạo ra. Những sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp khác như: Cơ khí, điện, chế biến thuỷ sản, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm... đã nêu trên do có đầu tư công nghệ cao đã được biết đến trên thị trường nhưng chỉ mới bước đầu tham gia thị trường, tính cạnh tranh chưa cao. Nhìn chung, so với mặt bằng chất lượng sản phẩm trong nước, sản phẩm công nghiệp của Quảng Ninh mới đạt trình độ trung bình và chưa thỏa mãn yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Số sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được đầu tư sản xuất hiện đại chỉ mới hiếm một tỷ trọng nhỏ trong các chủng loại sản phẩm công nghiệp mà tỉnh có.
Một vấn đề nữa của Quảng Ninh, cũng như nhiều địa phương khác là các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị hàng hoá lớn làm động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch... thì hầu như chưa có trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, Quảng Ninh còn bị sụt giảm tỷ lệ đầu tư vào các KCN, mặc dù đã được phê duyệt 11 KCN và khu vực kinh tế nhưng từ năm 2008 trở lại đây, tỷ lệ thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chỉ đạt khoảng 30% so với kế hoạch.
Một số nguyên nhân của thực trạng công nghiệp Quảng Ninh là do việc tạo điều kiện thu hút đầu tư còn kém: giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN và đầu tư hạ tầng trong KCN chậm, quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, san nền, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cũng bị kéo dài. Ngoài ra, cơ chế quản lý và phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng đang là trở ngại đối với việc đầu tư và phát triển KCN. Muốn hoạt động trong KCN doanh nghiệp phải thông qua nhiều cơ quan như Kế hoạch và Ðầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Công thương và chính quyền địa phương. Chưa kể đến nhiều chính sách ban hành thiếu đồng bộ, không nhất quán kìm hãm sự thu hút đầu tư trên địa bàn. Mặt khác nguồn nhân lực địa phương cũng cần được đào tạo và nâng cao chất lượng để đảm bảo theo kịp định hướng ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp…
theo hướng hiện đại vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ hình thành 42 cụm công nghiệp. Tỉnh đưa ra các giải pháp đồng bộ là tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng lớn; Hoàn thành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp; Xây dựng những chính sách ưu đãi cũng như về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các cụm công nghiệp và ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao.
Mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp trong 5 năm tới của Quảng Ninh cũng gần như mục tiêu của Nghệ An. Là một tỉnh đi sau, Nghệ An nên tìm hiểu sự chuyển biến công nghiệp Quảng Ninh, nguyên nhân và những bài học để rút ra kinh nghiệm, linh hoạt áp dụng cho địa phương mình.