Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 32)

Trong tổng số 1.648.820 ha đã điều tra trên địa bàn, sau khi trừ diện tích sông suối và núi đá còn lại 1.572.666 ha. Các loại đất ở Nghệ An khá phong phú, được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, diện tích là

đồi núi chiếm hơn 83%. Nhóm đất chủ yếu là nhóm đất địa thành tập trung chủ yếu ở vùng núi. Nếu ở vùng núi thấp có thể trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, cao su, cà phê,...), cây ăn quả nhưng còn tiềm năng lớn chưa khai thác. Chỉ ở một số địa phương đã được tiến hành trồng các loại cây công nghiệp... như Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quì Hợp... Với các loại đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ bazan, ở Tân Kỳ, Nam Đàn, Quì Hợp, Phủ Quì thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su... cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra còn có các nhóm đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp và sản xuất lương thực, cây lạc, vừng...

b) Địa hình

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, tỉnh Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối và được chia thành ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn gây trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh hằng năm. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

c) Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa mưa trên địa bàn tỉnh từ tháng 5 đến tháng 10 và thường kèm theo gió bão, áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12 gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn cho tỉnh. Một số nơi còn có sương muối như Phủ Quỳ. Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Tuy nhiên khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam (gió Lào) đã gây trở ngại không nhỏ cho nông nghiệp và trồng một số cây công nghiệp cũng như phát triển kinh tế tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w