Công nghiệp khai khoáng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 85)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

3.2.2.1. Công nghiệp khai khoáng

Tỉnh sẽ tập trung xây dựng phát triển ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản theo hướng hiện đại. Dự kiến thực hiện theo định hướng sau: Tiến hành rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến để đầu tư chiều sâu, hiện đại, nâng cao hiệu quả khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ tài nguyên môi

trường, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bán sản phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến thô; Rà soát quy hoạch, tổ chức quản lý chặt chẽ khai thác cát, sỏi, đá xây dựng, đảm bảo sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường, đảm bảo lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, thực hiện chủ trương cấp mỏ khai thác khoáng sản gắn với cơ sở chế biến. Tỉnh tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đá Marble xuất khẩu ở Quỳ Hợp công suất 60.000 m2/năm, ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Cấm với công nghệ hiện đại, đảm bảo đến năm 2015 đạt công suất bột đá các loại 800.000-1.000.000 tấn/năm (trong đó bột đá siêu mịn đạt 200 ngàn tấn/năm, đá xẻ 600.000-1.000.000 m2/năm, đá bazan đạt 300.000-500.000 tấn/năm, thiếc tinh luyện 2.000 tấn/năm) ; Phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ để tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; Tính toán kỹ hiệu quả kinh tế - xã hội và tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác than, sắt, vàng, ti tan… Phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch không nung, gạch granit) trở thành ngành chủ lực đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu phấn đấu đến 2015 sản lượng xi măng đạt 6,4 triệu tấn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w