Phương hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 83)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

3.2.1.Phương hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An

hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020 coi phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tỉnhtrở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, tỉnh đã có những định hướng, mục tiêu mới trong mười năm quan trọng 2010 -2020 để tăng cường phát triển, đạt mục tiêu cuối cùng vào năm 2020 như những định hướng cho ngành công nghiệp nói chung và các ngành chủ lực, các ngành công nghiệp khác nói riêng một cách khá cụ thể.

Phương hướng phát triển: Phát triển Công nghiệp Nghệ An phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ, đảm bảo tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Định hướng tổng quát như sau: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp

khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh đồng thời ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế lớn; đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống; Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Chủ động hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế; Tập trung nguồn lực đảm bảo phát triển nhanh các phân ngành, sản phẩm công nghiệp chủ đạo, công nghiệp công nghệ cao nhằm hình thành nhanh, bền vững các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các địa phương khác và lời khuyên các chuyên gia về công nghiệp tỉnh, Nghệ An đã xác định những nhóm ngành nghề có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao thay vì hàng nông sản và gia công như hiện nay. Tỉnh đã định hướng rất rõ cho phát triển công nghiệp với những vấn đề trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển

một số ngành công nghiệp mũi nhọn có sản phẩm cạnh tranh cao vừa phục vụ thị trường nội địa, vừa đẩy mạnh xuất khẩu, gồm chế biến nông sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may. Phát triển một số ngành công nghiệp tạo nền tảng cho phát triển kinh tế như năng lượng (thủy điện, nhiệt điện), cơ khí, công nghiệp phần mềm, vật liệu mới; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ như sản xuất các linh kiện cơ khí, điện tử, nguyên phụ kiện ngành may, nhựa. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp tạo nguồn thu ngân sách lớn (trước mắt tập trung chỉ đạo, tạo

điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư mới, đầu tư mở rộng các sản phẩm thuộc các lĩnh vực sản xuất bia, sữa chế biến, nước hoa quả cao cấp phục vụ xuất khẩu, xi măng, chế biến khoáng sản,…), ngành công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, chế biến súc sản) tạo khối lượng hàng hóa lớn, có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; Coi trọng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu ở những sản phẩm có lợi thế, sử dụng nhiều lao động. Và mặc dù là địa phương có nguồn nguyên liệu lớn để trở thành trung tâm công nghiệp xi măng của cả nước nhưng tỉnh định hướng công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản bằng công nghệ cao, ít tác động môi trường vẫn là ngành nghề có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh.

Để cụ thể hóa phương hướng, tỉnh Nghệ An cũng đã đưa ra những mục tiêu chung cho ngành công nghiệp.

Bảng 3.1: Mục tiêu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020

Mục tiêu tỉnh Nghệ An 2011-2015 2015-2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 17-18 15-16

Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (%) 39 - 40 44 - 45 Tỷ trọng riêng ngành công nghiệp 23,2% 31%.

Nguồn: Qui hoạch công nghiệp tỉnh Nghệ An 2011-2020

Tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 18.700 tỷ đồng, năm 2020 đạt 34.750 tỷ đồng và hằng năm tăng số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khoảng 45.000 cơ sở, tạo thêm việc làm từ 5 - 10 nghìn lao động mới mỗi năm. Phấn đấu đảm bảo nguồn thu ngân sách từ sản xuất công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng (năm 2020). Đây là mức phấn đấu vô cùng khó khăn, do quy mô nền kinh tế và thu nhập đã cao hơn nhiều so với thời kỳ trước (mốc giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 chỉ là 1.568 tỷ đồng, hiện nay là 8.542 tỷ đồng), đạt được tốc độ tăng bình quân cao là rất khó so với khi quy mô nền kinh tế nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 83)