Theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 40)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.1.2.2.2.Theo lãnh thổ

Tỉnh Nghệ An có thể chia thành 3 vùng theo điều kiện tự nhiên gồm: các huyện miền núi (gồm 10 huyện phía Tây), 7 huyện vùng đồng bằng ở phía Đông; thành phố và thị xã (gồm 1 thành phố và 2 thị xã). Mỗi vùng sẽ có những đặc điểm và sự đóng góp vào nền kinh tế địa phương khác nhau.

Tuy nhiên xét về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, các huyện đồng bằng và thành phố thị xã đóng góp nhiều nhất cho GDP của tỉnh nói chung. Các huyện miền núi phía Tây kém phát triển hơn mặc dù có nhiều ưu đãi về tài nguyên nhưng hạn chế do xuất phát điểm thấp, địa hình không thuận lợi... chỉ đóng góp hơn 30% vào GDP toàn tỉnh. Có thể nói cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có sự cân đối giữa các vùng. Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ sự tập trung đầu tư của địa phương, kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đã phát triển hơn.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo địa bàn các huyện trong tỉnh

Đơn vị: tỷ đồng

Cơ cấu (%) 2006 2007 2008 2009 2010

Miền núi 39,64 35,30 30,48 32,72 40,94

Đồng bằng 27,22 26,86 26,00 27,08 25,98

Thành phố và thị xã 33,14 37,84 43,52 40,20 33,09

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Tỷ trọng đầu tư cho vùng miền núi chiếm 35,78% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh trong thời kỳ 2006-2010. Cơ cấu đầu tư đã phần nào thể hiện sự quan tâm phát triển các vùng trong tỉnh. Đầu tư ngày càng được khuyến khích cho các huyện miền núi phía Tây, hứa hẹn một cơ cấu kinh tế vùng cân đối, hài hòa hơn ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 40)