Chế biến nôn g lâm thuỷ sản: Tập trung phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 86)

chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm có thế mạnh của tỉnh.

- Chế biến sữa, sản xuất đường và các sản phẩm sau đường: Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía đảm bảo sản lượng đường ổn định 16 - 18 vạn tấn/năm, Nhà máy đường T&L công suất 9000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy Sông Con và Sông Lam tăng công suất lên 3.000 tấn mía/ngày; Phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, đảm bảo sản lượng sữa chế biến đạt trên 500 triệu lít/năm vào năm 2015 và trên 1.000 triệu lít/năm vào năm 2020; Xây dựng nhà máy sữa ở Nghĩa Đàn, công suất 180 triệu lít sữa/năm; đến năm 2020, đạt công suất khoảng 450-500 triệu lít sữa/năm.

- Chế biến nông sản:

Bổ sung quy hoạch nhà máy chế biến thực phẩm ăn liền 20.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su công suất 30.000 tấn/năm; Nâng công suất các nhà máy chè, đi đôi với tổ chức tốt vùng nguyên liệu, ưu tiên phát triển chè chất

lượng cao, để đạt sản lượng 12.000 tấn chè búp khô/năm vào năm 2015 và 15.000- 17.000 tấn/năm vào năm 2020. Phát triển chè chất lượng cao. Tập trung phát triển cao su theo quy hoạch, đạt sản lượng mủ 8.000-10.000 tấn/năm vào năm 2020. Rà soát lại qui hoạch, diện tích, sản lượng cây cà phê, ổn định 1.000 ha với năng suất cao, trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư từ một số nhà máy chế biến sản phẩm có hàm lượng chế biến cao cà phê, hoa quả, lạc,... và các sản phẩm săm lốp ô tô, các phụ phẩm từ cao su, ca phê hòa tan. Rà soát qui hoạch, diện tích, sản lượng cây cao su, cà phê trên cơ sở kêu gọi đầu tư một số nhà máy chế biến sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, hiện đại với các sản phẩm săm lốp ô tô và các phụ phẩm từ cao su, cà phê hòa tan.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 86)