Theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 39)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

2.1.2.2.1.Theo ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành theo đúng xu hướng là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ những số liệu Bảng 2.1 cho thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, từ 44,72 % năm 2000 xuống còn 28,46% năm 2010, trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt là ngành công nghiệp - xây dựng. Ngành công nghiệp đã tăng từ 18,62 % năm 2000 lên 33,46 % năm 2010, còn ngành dịch vụ đã thời gian đầu giảm dần do ưu tiên phát triển và đầu tư cho công nghiệp của tỉnh sau đó tăng từ 24,35 % năm 2004 đến 38,08% năm 2010.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Nghệ An 2000-2010

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nông lâm ngư nghiệp 44,72 42,28 41,46 38,19 36,92 34,41 33,05 31,02 30,94 30,47 28,46 Công nghiệp xây dựng 18,62 21,34 23,61 26,11 28,73 29.3 30,35 32,00 32,05 32,07 33,46 Dịch vụ 37,11 36,39 34,94 35,71 34,35 36,29 36,6 36,98 37,00 37,46 38,08 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An

Xét nội bộ ngành cơ cấu kinh tế: Trong nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 32% năm 2005 lên 38,6% năm 2010. Ngành lâm nghiệp cũng tăng trưởng khá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn 64%. Dịch vụ là ngành phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền. Nội bộ các ngành đều có sự chuyển dịch hợp lí, đúng hướng nhưng còn chậm ở cả cơ cấu các ngành và nội bộ ngành, chưa đảm bảo mục tiêu cũng như tiềm năng địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 39)