Kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 25)

e) Chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ

1.3.1. Kinh nghiệm của Tỉnh Đồng Na

Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như điều kiện hạ tầng giao thông khá thuận lợi, phù hợp cho việc phát triển các công nghiệp. Có lẽ vì thế mà Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh. Ngành công nghiệp trở thành đầu tàu của tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng trưởng đạt 15,5%/năm trong

giai đoạn 2001-2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tỷ trọng ngành cũng ngày càng tăng nhanh. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp chỉ mới 6.38 tỷ đồng vào năm 2001 đã tăng lên 23,56 tỷ đồng vào năm 2010. Giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã xây dựng và hoạt động thêm 11 KCN mới nâng tổng số lên 30 KCN trên địa bàn tỉnh với diện tích là 9.573 ha. Về cụm công nghiệp cuối năm 2010 Đồng Nai có 43 cụm tương đương diện tích 2.413 ha. Tỉnh đứng thứ 3 trong 8 tỉnh, thành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ sau Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Những thành công của công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua là một bước tiến vững chắc cho kinh tế tỉnh cũng như đóng góp lớn cho cả nước.

Sự phát triển công nghiệp nhanh chóng của Đồng Nai một phần lớn nhờ vào những định hướng đúng đắn, các chính sách hỗ trợ hiệu quả của chính quyền tỉnh. Đơn cử như về vốn đầu, tỉnh đã thực thi những chính sách thu hút vốn đầu tư vào địa bàn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi vào thị trường tỉnh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông… Kết quả là trong những năm qua Đồng Nai là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đầu tư khu công nghiệp cao nhất trên cả nước. Đây là một bài học cho tỉnh Nghệ An trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp. Dù đạt nhiều thành tựu tuy nhiên, phát triển CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không phải là không bộc lộ những hạn chế như:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp còn tồn tại hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu vẫn là những ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp và có nguy cơ gây ô nhiễm cao (như da giày, may mặc…). Tỉ trọng các ngành công nghệ cao như điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu… còn thấp, trong khi những sản phẩm gia công, chế biến thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp; ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đồng bộ với các ngành công nghiệp khác…

- Trên địa bàn tỉnh, CDCCNCN giữa các vùng trong tỉnh chưa đồng đều. Công nghiệp tỉnh dựa rất nhiều vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này chiếm đến gần 75% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2010). Điều đó chứng tỏ công nghiệp Đồng Nai thiếu tính tự chủ, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài.

- Các khu công nghiệp phát triển nhanh nhưng hạ tầng và các dịch vụ cũng như qui hoạch trong KCN và những vùng lân cận KCN còn thiếu đồng bộ, chưa phát triển cân xứng, nhất là những vấn đề về hành lang xanh quanh KCN, vấn đề môi trường… Trong khi đó, công tác quản lý, thanh tra, giám sát, về các vấn đề môi

trường còn chậm và chưa được triển khai một cách hiệu quả.

- Nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng. Lao động công nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật vẫn đang chiếm tỷ lệ cao (60% lao động chưa qua đào tạo nghề) dẫn đến năng suất lao động còn thấp…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 25)