Chính sách nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 66)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

3.3.2. Chính sách nhân lực

Giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 – 2010 tỉnh đã triển khai thực hiện những chương trình liên quan đến nguồn nhân lực và lao động, đây là những chương trình trọng điểm của tỉnh bởi Nghệ An luôn xác định nhân tố con người, nhân tài là một trong những nhân tố có ảnh hưởng, thúc đẩy lớn nhất đến phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình, chính sách liên quan đến đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng cho lao động trên địa bàn, kết hợp tạo điều kiện giải quyết việc làm cho các đối tượng luôn được quan tâm. Không những thế mà vấn đề an toàn lao động và bảo hiểm xã hội cũng được chú trọng, nhất là trong những ngành có điều kiện làm việc đặc thù như khai thác đá… Bên cạnh đó, HĐND tỉnh có Nghị quyết trích ngân sách tỉnh lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương, hàng năm từ 2,5 - 3 tỷ đồng… Đồng thời, chỉ đạo các ban, ngành chức năng thực hiện lồng ghép nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều việc làm mới trên địa bàn.

26/8/2010 về chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao được đào tạo ở trong nước về công tác ở trên địa bàn. Ví dụ như quy định : Cho phép thực hiện hợp đồng thu hút với các đơn vị có nhu cầu thu hút trí tuệ, chất xám của các chuyên gia giỏi về chuyên môn hoặc nghiên cứu khoa học thuộc nhiệm vụ được giao.

Liên quan đến việc tăng chất lượng nhân lực, tỉnh cũng đã quan tâm đến giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Theo đó,hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đã được chú trọng đầu tư xây dựng nâng cấp phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường đại học đào tạo đa ngành (Đại học Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh); có 5 trường cao đẳng, trong đó có 2 trường cao đẳng nghề; 12 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 42 trung tâm dạy nghề (tất cả các huyện, thành, thị đều có trung tâm dạy nghề vàhướng nghiệp cho lao động). Cùng với sự phát triển về mạng lưới cơ sở đào tạo, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế,chính sách khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thu hút nhân lực có trình độ cao, hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 66)