Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 63)

d) Tiềm năng du lịch, cảnh quan

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo trình độ công nghệ

Công nghiệp Nghệ An trong thời gian qua nhìn chung vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, nguồn lao động. Tỷ trọng của nguyên liệu trong sản phẩm chiếm khoảng trên 70%, một số ngành còn cao hơn như dệt may 80%. Thời gian qua, công nghiệp tỉnh đã có một số cải thiện về trình độ công nghệ. Một số doanh nghiệp chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ cao hơn vào sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả như: Bia, đường, sữa, tinh bột sắn, hộp lon bia, xi măng, gạch Granit, bột đá trắng siêu mịn...xây dựng nhà máy sữa TH là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á, phát triển ngành xi măng với những ứng dụng công nghệ lò quay thay cho lò đứng, các nhà máy bia và mía đường cũng thực hiện cải

thiện công nghệ trong sản xuất… Tuy nhiên cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An còn thể hiện nhiều hạn chế, chuyển dịch còn rất chậm, chưa có những đột phá trong công nghệ.

Cũng như trình độ công nghiệp của cả nước, trình độ công nghệ tỉnh còn thấp. Khi khảo sát 11 ngành công nghiệp Việt Nam, bộ KHCN đưa ra kết luận, trình độ chung của các ngành đều ở mức trung bình, trung bình thấp và thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Thống kê cho thấy có 8% số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến,và 75% có công nghệ trung bình và lạc hậu. Tính tới năm 2009, GTSX công nghiệp cả nước có 15,7% công nghệ cao; 31,5% công nghệ trung bình còn lại 52,8% công nghệ thấp (theo tiêu chí phân loại trình độ công nghệ của Liên Hiệp Quốc). Thì với tỉnh Nghệ An, ước tính chỉ mới có 5% công nghệ cao, 52% công nghệ trung bình và 43% công nghệ thấp. Có thể thấy công nghệ cao của tỉnh còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Riêng trong ngành công nghiệp chế tạo cả nước, tỷ trọng nhóm sản phẩm công nghệ thấp chiếm 60%, công nghệ cao chỉ chiếm trên 20%. Ở tỉnh Nghệ An, sự chênh lệch này càng rõ hơn công nghệ thấp ước tính trên 65%, công nghệ cao chỉ mới chiếm 14%. Khảo sát 400 doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả chỉ có 13% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới 51% ở mức yếu. Với một thành phố phát triển so với cả nước như thành phố Hồ Chí Minh mà sự chênh lệch còn thể hiện rõ như vậy thì tỉnh Nghệ An, tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Do nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu nên tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt mức độ tự động hóa hoàn toàn cũng chỉ chiếm chưa đến 15%, bán tự động chưa đến 50%, số doanh nghiệp chỉ đạt mức độ thủ công cơ khí còn chiếm một tỷ lệ không nhỏ khoảng 23%.

Theo số liệu của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong hai mươi năm qua, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao trên cả nước tăng bình quân 14,6%/năm, công nghệ trung bình tăng 12,2%/năm, công nghệ thấp tăng 9,8%/năm. Riêng với tỉnh Nghệ An, tuy chưa có thống kê rõ ràng, nhưng dự đoán sự tăng trưởng về công nghệ cao và công nghệ trung bình thấp hơn so với cả nước. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng này cũng đã phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm công nghiệp có hàm lượng TFP cao hơn.

cả nước, mặc dù đã đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại nhưng còn tình trạng lạc hậu ngay từ lúc mua sắm dây chuyền thiết bị "mới" do thiếu kiến thức và thông tin về công nghệ tiên tiến. Nhưng nhìn chung, trình độ công nghệ đã biểu hiện được cải

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020 (Trang 63)