Các tế bào máu tham gia đáp ứng miễn dịch của giáp xác

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 146 - 147)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

10.2.1. Các tế bào máu tham gia đáp ứng miễn dịch của giáp xác

Các dạng tế bào máu (hemocyte) của giáp xác có thể được phân biệt dựa trên đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu củachúng. Tuy nhiên, các tế bào máu của giáp xác chưa đạt đến mức độ biệt hoá rõ rệt và chưa thể xếp thành các nhóm tế bào máu như ở cá và động vật có xương sống. Từ máu của giáp xác có thể phân lập được 3 nhóm tế bào: hyaline (bạch cầu không hạt), semigranular (bạch cầu bán hạt), granular (bạch cầu có hạt) với các chức năng được tóm tắt tại bảng 10.7.

Bảng 10.7: Các dạng bạch cầu của giáp xác và chức năng của chúng

Nhóm bạch cầu Chức năng

Thực bào Encapsulation Độc tế bào Hoạt hoá ProPO

Không hạt Có Không Chưa biết Không

Bán hạt Hạn chế Có Có Có

Có hạt Không Rất hạn chế Có Có

Bạch cầu không hạt có khả năng thực bào, phát hiện được trong máu các loài giáp xác bộ mười chân (decapoda), nhưng số lượng tương đối của các tế bào này thay đổi tuỳ theo từng loài.

Bạch cầu bán hạt được đặc trưng bởi sự tồn tại một số hạt nhỏ trong tế bào chất tương tự như bạch cầu có hạt của động vật có xương sống. Các tế bào này phản ứng với các polysaccarite có trong thành phần vách tế bào vi sinh vật như lipopolysaccarite (LPS) của vi khuẩn, 1,3 glucan của nấm. Các tế bào này cũng có khả năng phong bế (encapsulate) các hạt ngoại lai.

Bạch cầu có hạt đặc trưng bởi các túi hoặc hạt lớn trong tế bào chất. Đặc điểm này có lẽ đóng vai trò trong việc sản sinh, dự trữ và tiết xuất các hợp chất kháng khuẩn. Các bạch cầu

có hạt của giáp xác không có khả năng thực bào, và khả năng đóng gói các hạt ngoại lai rất hạn chế. Vai trò chính yếu của chúng là dự trữ prophenol oxydase - hợp chất đóng vai trò thiết yếu trong đáp ứng bảo vệ của cơ thể giáp xác. Khi tiếp xúc với 1,3 glucan, LPS và peptidoglycan, bạch cầu có hạt tiết và hoạt hoá prophenol oxydase thành phenol oxydase - có tác dụng xúc tác phản ứng oxy hoá các hợp chất phenol thành quinone và sản phẩm cuối cùng là melanin. Quinone và các sản phẩm trung gian của quá trình này là những chất độc đối với vi sinh vật do hoạt tính cao của chúng.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)