Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 60 - 62)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

5.6. Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu

Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau một thời gian tiềm tàng (thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào kháng nguyên, vào lần kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay lần 2, lần 3,...). Sau đó kháng thể mới được sinh ra, lượng kháng thể tăng dần đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, rồi lượng kháng thể giảm dần và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm.

Kháng nguyên

Kháng thể IgE Dưỡng bào

Hình 5.10. Đường biu din s hỡnh thànhkháng thể sau khi tiêm vacxin

Kháng nguyên vào cơ thể lần đầu, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp hay miễn dịch tiên phát.

Kháng nguyên vào cơ thể lần hai, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp hay miễn dịch thứ phát.

Miễn dịch sơ cấp: Miễn dịch thứ cấp

- Thời gian tiềm tàng: 5 - 14 ngày - Thời gian tiềm tàng: 24 giờ

- Kháng thể ban đầu chủ yếu: IgM, sản xuất IgG ít - Chủ yếu IgG, IgM hầu như không sản xuất

- Lượng kháng thể thấp - Lượng kháng thể cao

- ái tính kháng thể trung bình - ái tính kháng thể cao

Khi kháng nguyên vào lần 2 thời gian tiềm tàng ngắn hơn, lượng kháng thể sản xuất ra nhiều hơn và thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn.

Sự khác biệt của đáp ứng miễn dịch sơ cấp và thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch lympho T "nhớ", lympho B "nhớ". ở miễn dịch thứ phát các tế bào "nhớ" miễn dịch phát triển nhanh mạnh tạo ra 1 lớp tế bào sản xuất kháng thể đặc hiệu vì thế kháng thể xuất hiện sớm hơn, cường độ đáp ứng miễn dịch dài hơn, mạnh hơn.

Hình 5.11. Cơ sở tế bào học của đáp ứng miễn dịch tiên phát và thứ phát

Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vacxin nhắc lại, tạo miễn dịch cao cho cơ thể. Kháng thể dịch thể đặc hiệu thường chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian rồi bị đào

0 7 21 30 Thời gian (ngày) Tiêm KN lần 1 Hàm lượng KT Tiêm KN lần 2 Đáp ứng sơ cấp Đáp ứng thứ cấp

thải, vì vậy trong phòng bệnh cho người và gia súc, gia cầm khi sử dụng vacxin cần tái chủng để tạo miễn dịch cao và liên tục cho cơ thể.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)