Dung thứ miễn dịch

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 110 - 111)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.1.1. Dung thứ miễn dịch

a. Những phát hiện

Như đã biết, bộ máy kiểm soát miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết những gì của mình và không phải của mình (lạ). Theo quy luật sinh học, một cơ thể không sản sinh kháng thể hay lympho mẫn cảm chống lại thành phần của nó, ngoài ra bất kỳ thành phần kháng nguyên lạ nào lọt vào cơ thể, cơ thể đều có phản ứng chống lại.

Năm 1945, lần đầu tiên Suen phát hiện thấy một sự lạ trong miễn dịch: ở hai con bê sinh đôi cùng một nhau, trong máu của con bê này có chứa hồng cầu của con bê kia mà không thấy xảy ra hiện tượng tan máu.

Năm 1951, Medaon nghiên cứu một loạt các cặp bê sinh đôi khác trứng thấy: ở nhiều cặp bê mới sinh, con bê này có thể chịu đựng rất tốt mảnh ghép lấy từ con bê kia như là trong trường hợp ghép tự loại.

Năm 1953, Medaon đã làm một thí nghiệm như sau: Tiêm một liều nhỏ hỗn dịch tế bào lách hoặc thận của chuột dòng to cho chuột nhắt chửa dòng A vào thời hạn 1 tuần trước ngày sinh qua đường tử cung. Khi chuột con sinh ra 4 - 6 tuần sau lấy da từ chuột to ghép sang cho chuột con dòng A: không thấy có phản ứng loại bỏ mảnh ghép.

ởlô đối chứng không được tiêm như vậy mảnh ghép sẽ bị thải bỏ. Hiện tượng này được gọi là dung thứ miễn dịch.

b. Khái niệm

Dung thứ miễn dịch là hiện tượng cơ thể không có đáp ứng miễn dịch với một loại kháng nguyên lạ nào đó trong khi những cá thể khác cùng loài vẫn có đáp ứng miễn dịch.

c. Phân loại

Dung thứ miễn dịch có thể có:

+ Đặc hiệu: Là tình trạng cơ thể không đáp ứng miễn dịch với một loại kháng nguyên bình thường vẫn có đáp ứng.

+ Không đặc hiệu: Cơ thể mất đáp ứng miễn dịch với mọi loại kháng nguyên. + Tuyệt đối: Là hình thái dung thứ bền vững, lâu dài và có khi suốt đời.

+ Tương đối: Là hình thái dung thứ miễn dịch chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

d. Cơ chế

Dưới ánh sáng của thuyết chọn lọc, người ta giải thích hiện tượng dung thứ miễn dịch như sau:

Trong thời kỳ bào thai, bộ máy miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết các thành phần của mình (tất cả những gì có trong bào thai đều là những phần của mình, vì vậy nếu một kháng nguyên lạ xâm nhập trong thời kỳ này có thể được chấp thuận đó là thành phần của mình. Hết thời kỳ bào thai, khả năng này không còn.

Cụ thể hơn nữa, theo quy luật sinh học: cơ thể sinh vật có rất nhiều Clon tế bào, mỗi dòng tế bào này giữ mật mã di truyền tổng hợpnên một loại kháng thể đặc hiệu tương ứng với một loại kháng nguyên bất kỳ có trong tự nhiên (ước lượng cơ thể có 1012 tế bào lymphoit, cứ 106 tế bào mới có một tế bào đột biến tạo dòng Clon thì đã có 106 dòng Clon khác nhau tổng hợp 106 loại kháng thể khác nhau. Con số này có thể đáp ứng được số lượng lớn kháng nguyên trong tự nhiên).

Trong thời kỳ bào thai, các dòng tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể chống lại thành phần của cơ thể đều bị tiêu diệt hoặc ức chế. Cũng vậy, dòng tế bào có thẩm quyền miễn dịch nào sinh kháng thể chống lại kháng nguyên lạ rơi vào trong thời kỳ bào thai cũng sẽ bị ức chế hoặc tiêu diệt. Khi con vật trưởng thành sẽ không sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên lạ ấy nữa. Thực chất của dung thứ miễn dịch là sự huỷ hoại hoặc ức chế các tế bào có thẩm quyền miễn dịch chuyên biệt phá huỷ các mảnh ghép hay chung hơn là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây ra một đáp ứng miễn dịch với một kháng nguyên nào đó. Dung thứ miễn dịch làm cho cơ thể hoàn toàn mất khả năng chống lại một kháng nguyên nào đó. Đối với vi sinh vật, lúc đó cơ thể trở thành một mảnh đất màu mỡ ở ngỏ không phòng thủ.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)