IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
8.3.3. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch của ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều biện pháp để né tránh đáp ứng miễn dịch của vật chủ.
+ Trước tiên ký sinh trùng luôn thay đổi kháng nguyên bề mặt trong suốt vòng đời của chúng. Có hai hình thức thay đổi:
- Thay đổi theo từng giai đoạn biến thái, ở mỗi giai đoạn nó có Epitop riêng. Nên cơ thể vừa có kháng thể chống lại kháng nguyên ở giai đoạn này, thì ký sinh trùng đã chuyển sang giai đoạn khác, tránh được tác động của đáp ứng miễn dịch.
- Hơn thế nữa, một số ký sinh trùng đường máu Trypanosoma (bệnh tiên mao trùng) có khả năng thay đổi liên tục kháng nguyên bề mặt. Mỗi đợt chúng tràn vào máu là một lần thay đổi kháng nguyên bề mặt. Bởi vì chúng có 1 glycoprotein bề mặt thay đổi: VSG (varible surface glycoproteine). Nó có 1000 gen VSG khác nhau, mỗi lần 1 gen ấy được sao ra và biểu lộ, thay gen cũ và gen cũ bị loại đi.
Riêng với ký sinh trùng sốt rét (plasmodium) gần đây người ta phân lập được 1 kháng nguyên: CS (circum sporozoit) không thay đổi, đây là cơ sở cho tạo một vacxin có nhiều hứa hẹn.
+ Một số ký sinh trùng ẩn mình trong tế bào (biên trùng, lê dạng trùng ký sinh ở hồng cầu), hay trong một lớp vỏ bọc dày (amip, giun xoắn...) nên mọi phương tiện đề kháng miễn dịch không tấn công tớiđược.
Hình 8.1. Phản ứng của các tế bào miễn dịch với ký sinh trùng
Không những thế đôi khi vỏ bọc dày còn có tác dụng trung hoà bổ thể, làm bổ thể không hoạt động được, hoặc lâu lâu, bỏ bọc bong ra, thay vỏ bọc mới.
+ Một số ký sinh trùng lẩn trốn bằng cách náu mình sau các kháng nguyên của vật chủ. Ví dụ: ấu trùng sán máng (Schistosom) khi di chuyển từ da lên phổi chúng khoác lấy các glycolipit nhóm máu ABO và phân tử MHC lớp II của vật chủ, nên phần lớn tránh được các đòn miễn dịch của vật chủ.
+ Ký sinh trùng làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể bằng các chất độc do chúng tiết ra hoặc gián tiếp gây suy dinh dưỡng cho vật chủ.
Câu hỏi ôn tập chương
1. Trình bày đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân là virus?
2. Hiểu biết của anh, chị như thế nào về sự lẩn tránh của vi rus đối với đáp ứng miễn dịch của cơ thể? 3. Trình bày đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân là vi khuẩn?
Chương 9
Sai lạc miễn dịch và miễn dịch bệnh lý
* Mục tiêu: Hiểu được bản chất, cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sai lạc miễn dịch và miễn dịch bệnh lý, phản ứng loại thải mảnh ghép, liên hệ thực tiễn và ứng dụng.
* Kiến thức cơ bản: - Sai lạc miễn dịch
+ Dung thứ miễn dịch
+ Tự miễn dịch và suy giảm miễn dịch - Miễn dịch bệnh lý:
+ Quá mẫn nhanh
+ Dị ứng và các bệnh dị ứng - Phản ứng loại thải mảnh ghép
Các khái niệm:
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đáp ứng miễn dịch. Quá trình này tuân thủ theo một cơ chế nghiêm ngặt, ở cơ thể khoẻ mạnh không có khuyết tật thì hoạt động miễn dịch là hoàn thiện.
Trong trường hợp sự đáp ứng miễn dịch không còn theo quy tắc chung và thống nhất nữa, người ta gọi hiện tượng đó là sai lạc miễn dịch. Sự sai lạc này có thể là quá mẫn cảm về miễn dịch, có thể là suy giảm miễn dịch, có thể là không đáp ứng miễn dịch và có thể là tự sinh miễn dịch chống lại bản thân mình.
Các tổn thương do sai lạc miễn dịch gây lên cho cơ thể được gọi là miễn dịch bệnh lý.