IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
4.3.2. Tế bào lymph oB
a. Khái niệm
Một quần thể tế bào lympho mà hoạt động của chúng phụ thuộc bào túi Fabricius hoặc các cơ quan tương đương được gọi là quần thể lympho B (từ chữ Bursa).
Các tế bào lympho B chỉ chiếm 5 - 15% trong tổng số lympho tuần hoàn và được xác định bằng sự hiện diện của phân tử Ig màng mà chúng tổng hợp.
Dưới kính hiển vi điện tử, tế bào lympho B có bề mặt rất xù xì, đó là các phân tử Ig màng hay Ig bề mặt SIg (Surface immuno globulin).
b. Quá trình biệt hóa
Nguyên bào lympho từ tủy xương di tản đến túi Fabricius hoặc các cơ quan tương đương, ở đấy tế bào lympho B trải qua quá trình biệt hóa từ tế bào gốc thành tương bào quá trình này được chia làm 2 giai đoạn.
. Giai đoạn biệt hóa ban đầu
Từ tế bào gốc chuyển sang dòng tế bào lympho B chín qua các bước sau:
- Từ tế bào gốc sang tế bào tiền lympho B: xuất hiện các dấu ấn CD19, CD20 và có mặt phân tử MHC lớp II, dấu ấn CD10 chỉ xuất hiện tạm thời.
- Từ tế bào tiền lympho B sang tế bào lympho B chín xuất hiện các dấu ấn CD19, CD20 và biểu hiện SIg trên màng với nồng độ thấp.
Tế bào lympho B chín rời túi Fabricius chuyển vào trong tuần hoàn máu và được phân bố tại các vùng không phụ thuộc tuyến ức của các cơ quan lympho ngoại vi.
Hình 4.9. Quá trình biệt hóa tế bào lympho B
Trong quá trình biệt hóa, khi tế bào lympho B chín, trên bề mặt tế bào mới xuất hiện SIg (Surface immuno globulin) với các lớp SIgM, SIgD một số nhỏ có SIgG và SIgA mỗi tế bào lympho B chín có từ 0,5 - 1,5 x 105phân tử SIg chúng có vai trò là thụ thể tiếp nhận kháng nguyên của lympho B. Quá trình biệt hóa trên, không cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên cũng như sự hỗ trợ của tế bào lympho T.
. Giai đoạn hoạt hóa: Giai đoạn này đòi hỏi phải có sự hoạt hóa bởi kháng nguyên, sự hỗ
trợ của tế bào lympho T, tế bào lympho B chín chuyển thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu.
Đăc trưng của giai đoạn này là tế bào lympho B chín mất dần các SIg và tổng hợp nhanh các Ig để tiết ra ngoài.
c.Các dấu ấn màng của tế bào lympho B
Trên bề mặt của các tế bào lympho B có các dấu ấn màng, các dấu ấn này thay đổi trong quá trình biệt hóa, việc nhận ra chúng cho phép xác định được tế bào lympho B đang ở giai đoạn phân triển, biệt hóa nào. Các dấu ấn màng của tế bào lympho B được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Các dấu ấn màng của tế bào lympho B
Các dấu ấn Tế bào gốc Tiền B B chưa chín B chín B hoạt hoá Tương bào
- MHC lớp II + + + + +
- CD19 - CD20 + + + +
- CD10 +
- SIg + +
- CD38 +
Ngoài ra ở tế bào lympho B còn biểu lộ các phân tử MHC lớp I, MHC lớp II và các receptor màng như Receptor với kháng nguyên (do các SIg đảm nhiệm), Receptor với bổ thể: CR1, CR2 (Complement receptor) CR1 còn gọi là CD35; CR2 là CD21. Receptor với IL2, IL4, IL5, IL6,...
d.Chức năng của tế bào lympho B
Chức năng chủ yếu của quần thể lympho B là sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu với biểu hiện chủ yếu là tiết IgM trong đáp ứng miễn dịch tiền phát và IgG trong đáp ứng miễn dịch thứ phát. Cũng như quần thể lympho T, quần thể lympho B có thể nhận biết khoảng 1011 kháng nguyên khác nhau nhờ receptor bề mặt BCR hay SIg. SIg của lympho B có thể nhận biết trực tiếp các kháng nguyên là protein, cacbohydrat, lipit và một số ít hapten.
Ngoài ra một chức năng khác của tế bào lympho B là tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho Th.