IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
4.2.2. Các cơ quan lympho ngoại vi (cơ quan thứ phát, cơ quan tác động)
Các cơ quan này là nơi cư trú, tiếp nhận, vận chuyển và loại thải các tế bào lympho đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thông tin kháng nguyên do đại thực bào đưa đến để các nhóm
Túi Fabricius
tế bào lympho biệt hóa sản xuất kháng thể dịch thể và kháng thể tế bào. Cơ quan lympho ngoại vi gồm:
a. Hạch lympho
Hạch lympho là cơ quan lympho nằm rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết, hạch phân bố tại các điểm khác nhau của cơ thể, đôi khi biệt lập nhưng thường là tụ tập thành từng nhóm hạch nông hay sâu tại các chỗ giao nhau của mạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn hay ở cửa ngõ vào các cơ quan như rốn thận, màng treo ruột,....
Hạch lympho có hình hạt đậu hoặc hình tròn có đường kính từ 1 - 25 mm được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ liên kết, bên trong chứa các tế bào lympho.
Hình 4.6. Sơ đồ cấu trúc của hạch lympho
Mặt ngoài của hạch có các mạch bạch huyết dẫn tới, ở rốn hạch có các mạch bạch huyết rời đi.
Mạch bạch huyết tới
Các mao mạch bạch huyết dẫn lưu dịch bạch huyết hình thành trong khoảng gian bào của cơ thể và ngoài lòng mạch rồi theo các ống mạch lớn dần, đi đến các hạch, vách của các hạch bạch huyết chỉ có một lớp tế bào nội mô chứ không có màng cơ bản nên có những kẽ hở vì thế có sự trao đổi dễ dàng giữa trong và ngoài mạch bạch huyết. Nhờcấu trúc của những mạch dẫn tới này mà những chất hòa tan, các chất lạ (kháng nguyên) và những tế bào trình diện kháng nguyên được thu gom khắp nơi để đưa đến hạch. Dịch bạch huyết trong các mạch tới không chứa các tế bào lympho, các mạch này xuyên qua vỏ bọc của hạch rồi đổ vào trong các xoang ngoài nằm ở vùng dưới vỏ. Sự bố trí các xoang tạo ra một hệ thống lọc và trao đổi rất có hiệu quả giữa nhu mô hạch và dịch bạch huyết đi qua. Tất cả kháng nguyên, hạt lạ (silic, bụi than), vi khuẩn và những tế bào bất thường (tế bào U) được đưa từ đường bạch huyết tới đều được tiếp xúc với đại thực bào, được nắm bắt và được xử lý tại hạch.
. Nhu mô hạch
Nhu mô hạch là mô liên kết mạng lưới với sự xâm nhập của nhiều tế bào lympho và mạch máu. Một hạch lympho gồm nhiều thùy, mỗi thùy lại được chia làm 3 vùng liên tiếp có chức năng khác nhau.
• Vùng vỏ nông
Là nơi tập trung các tế bào lympho B, phân bố rất dày, nằm sát nhau tạo ra các nang lympho gọi là nang nguyên phát, ở vùng này cũng có chứa một ít tế bào lympho T và tế bào có tua.
Vùng vỏ nông gọi là vùng không phụ thuộc tuyến ức, các kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ thuộc tuyến ức được thu gom tại đây, chúng được xử lý và giới thiệu cho các tế bào lympho B.
Sau khi có sự kích thích của kháng nguyên ( 3 - 5 ngày), nang lympho nguyên phát sẽ phát
Mạch bạch huyết tới Tổ chức liên kết vỏ Nang lympho Mạch bạch huyết ra Vùng tủy Vùng vỏ nông Vùng vỏ sâu
triển rộng ra, xuất hiện trung tâm mầm, các tế bào lympho tách biệt, tăng sinh hình thành các tế bào tiền thân của tế bào tiết kháng thể. Những nang đã biến đổi này gọi là nang thứ phát.
• Vùng vỏ sâu (cận vỏ)
Nằm ở khoảng giữa của hạch bao gồm tế bào lympho T, đại thực bào tạo thành vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch, ở đây cũng có mặt những tế bào tua nằm xen kẽ.
Các kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch tế bào (kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức) được thu gom tại đây, chúng được đại thực bào vây bắt và trình diện thông tin kháng nguyên cho tế bào lympho T. Chỉ sau 24h khi có sự xâm nhập của kháng nguyên. Đã có sự chuyển dạng của lympho T thành tế bào lympho T mẫn cảm với kháng nguyên. Quá trình phát triển tế bào được thấy trong suốt tuần đầu sau khi kháng nguyên xâm nhập.
• Vùng tủy: Đây là một khu vực có sự phân bố lẫn lộn của các tế bào lympho B, T,
tương bào và đại thực bào. Các tế bào thường đứng với nhau thành hàng gọi là dây nang, các dây nang được phân cách với nhau bởi các xoang bạch huyết vùng tủy.
Các kháng nguyên đáp ứng miễn dịch thể phụ thuộc tuyến ức (protein) được thu gom tại đây, sự kích thích của kháng nguyên gây ra ở vùng tủy của hạch một tương tác giữa tế bào lympho T và B dẫn đến xuất hiện các tương bào, cuối cùng kháng thể dịch thể được sản xuất.
Mạch bạch huyết rời hạch
Dịch bạch huyết sau khi đi vào các xoang của hạch, được thu gom và rời hạch bởi mạch bạch huyết rời hạch. Dịch bạch huyết rời hạch đem theo các kết quả của đáp ứng miễn dịch vào trong tuần hoàn chung, đi toàn cơ thể, đó là các tế bào lympho T độc, tế bào quá mẫn chậm, những phân tử globulin miễn dịch hay các tế bào nhớ.
Như vậy về mặt sinh lý, hạch lympho có những chức năng sau: - Là một trong những điểm cư trú của các tế bào lympho T và B chín. - Nhận các kháng nguyên từ mạch bạch huyết tới.
- Là nơi tiếp xúc của kháng nguyên với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây ra quá trình đáp ứng miễn dịch.
- Là nơi sản xuất các kháng thể đặc hiệu (kháng thể tế bào, kháng thể dịch thể) kháng thể sau khi được sản xuất sẽ theo dịch bạch huyết rời hạch, vào máu đi khắp cơ thể.
b. Lách
Lách là cơ quan lympho nằm trong tuần hoàn máu, không có mạch bạch huyết đến cơ quan này.
Giải phẫu mô học
ở động vật có vú, lách là một cơ quan có hình lưỡi liềm, màu sẫm. ởloài chim thường có hình cầu gọi là quả tối.
Hình 4.7. Cấu trúc của lách
Lách khi mổ ra có mầu nâu xẫm với những phần trắng rải rác gọi là các thể malphigi. Lách gồm 2 loại mô. Tủy đỏ Tủy trắng Tổ chức liên kết
• Tủy đỏ: Chiếm 4/5 khối lượng lách cấu tạo gồm nhiều xoang tĩnh mạch, trong đó chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào lympho. Tủy đỏ là nơi thanh lọc máu, các hồng cầu bị tổn thương, già và các mảnh tế bào máu khác bị chết được tiêu hủy tại đây nhưng không gây đáp ứng miễn dịch.
• Tủy trắng
Là tổ chức lympho được cấu tạo bởi các tế bào lympho và nhiều tiểu động mạch xen kẽ. Các tế bào lympho được chia làm 2 vùng:
- Vùng phụ thuộc tuyến ức: Chứa các tế bào lympho T, sắp xếp dọc theo mặt ngoài các tiểu động mạch hình thành những ống tế bào T.
- Vùng không phụ thuộc tuyến ức: Cấu tạo bởi các nang chứa tế bào lympho B tiên phát giống hệt nang tiên phát ở hạch.
Khu vực trung gian giữa tủy đỏvà tủy trắng là khu vực trao đổi, tại khu vực này, các tế bào lympho từ tuần hoàn máu đưa tới, có thể rời khỏi tĩnh mạch để xâm nhập vào các tổ chức lympho.
Chức năng của lách
Lách có các chức năng sinh lý sau: - Thanh lọc máu.
- Là một trong những điểm cư trú của tế bào lympho T và B. - Nhận kháng nguyên vào cơ thể từ đường tĩnh mạch.
- Là nơi tiếp xúc của kháng nguyên với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch để sản xuất kháng thể.
Lách giữ vai trò rất quan trọng về sự đề kháng của cơ thể.
ở người: Những đứa trẻ dưới 8 tuổi bị cắt bỏ lách thường gặp các ca nhiễm khuẩn huyết nặng do vi khuẩn gram (-).
Với người lớn tuổi, nếu cắt bỏ lách có thể gặp các nhiễm khuẩn huyết do những vi sinh vật ít gây bệnh.
c. Mô lympho niêm mạc
Là các mô lympho không có vỏ liên kết bao bọc, nằm rải rác ở niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và sinh dục.
Mô lympho niêm mạc được phân làm 2 loại:
• Mô lympho niêm mạc tập trung: tại mô lympho niêm mạc tập trung các tế bào
lympho tạo thành nang lympho dưới niêm mạc, mỗi nang có một trung tâm mầm sáng gồm có các tế bào lympho B có chứa các phân tử IgA bề mặt (SIgA), các tế bào trình diện kháng nguyên (APC), xung quanh có tế bào lympho TCD4, đại thực bào nằm rải rác. Những tế bào TCD4và đại thực bào còn được phân bố dày đặc ở phần đỉnh của mầm sáng, giáp với niêm mạc vùng này còn có một số tế bào biểu mô thay đổi hình thái, không có nhung mao để làm nhiệm vụ vận chuyển kháng nguyên đi qua.
Mô lympho niêm mạc tập trung được thấy ở ruột, phế quản, mũi và đường sinh dục, đa số đứng riêng lẻ thành từng đoạn một nhưng đôi chỗ tập trung thành một tổ chức lớn như hạch amidan, mảng payer hoặc ruột thừa.
• Mô lympho niêm mạc phân tán:Đó là các tế bào lympho B, T và tương bào tiết IgA nằm rải rác dưới niêm mạc và trong gian bào của toàn bộ niêm mạc. Tổng số tế bào lympho ở đây còn nhiều hơn cả ở các hạch và trong tuần hoàn. Đây là chỗ tiết ra IgA mạnh nhất và nhiều nhất. Các phân tử IgA được tiết vào trong màng nhày niêm mạc có vai trò bảo vệ, chống lại các vi sinh vật trên tế bào niêm mạc.
Mô lympho niêm mạc có vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ thể với chức năng miễn dịch cục bộ đặc biệt là nhờ vai trò của lớp kháng thể IgA tiết.