IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
8.2.2. Miễn dịch chống vi khuẩn nội tế bào
Một số vi khuẩn sống và sinh sản ngay trong tế bào, thậm chí bên trong các tế bào thực bào như: vi khuẩn lao, vi khuẩn hủi.
Trong trường hợp này đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu hầu như không thấy hoạt động mà chỉ trông vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
a.Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Cho đến nay chưa phát hiện được một Ig nào đặc hiệu với vi khuẩn nội tế bào.
- Tuy nhiên người ta đã tìm thấy một vài kháng nguyên ở màng những vi khuẩn này có sinh đáp ứng miễn dịch thể và dùng nó trong chẩn đoán huyết thanh học thay vì phản ứng dị ứng đã dùng trước đây:
Phản ứng Mantoux trong chẩn đoán lao Phản ứng Mitsuda trong chẩn đoán hủi
b.Đáp ứng miễn dịch tế bào
Đây là cơ chế chính của cơ thể đề kháng với vi khuẩn nội tế bào. Bởi vì người ta có thể tạo được miễn dịch bị động bằng cách truyền các tế bào đã được mẫn cảm.
Tế bào thực bào không diệt được vi khuẩn sống bên trong nó, nhưng nó vẫn có thể trình diện một số kháng nguyên protein của vi khuẩn với tế bào lympho T. Tế bào lympho Th tăng cường sản xuất Cytokin trong đó quan trọng: IFN γ, chất này hoạt hoá đại thực bào, đẩy mạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn nội tế bào.
Lympho TDTH (Delayed Type Hypersensitivity) một dưới nhóm của T (mang CD4) gây ra hiện tượng dị ứng: tập trung nhiều ở nơi có kháng nguyên, sản xuất các lymphokin tập trung đại thực bào ở ổ viêm, hoạt hoá đại thực bào, làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở tế bào thực bào.
c.Vấn đề đáp ứng miễn dịch và cơ địa
Vi khuẩn nội tế bào dù ít hay nhiều cũng gây ra viêm cục bộ kéo dài có hoại tử và phát triển tổ chức xơ. Cơ thể phản ứng bằng tụ tập tại chỗ đại thực bào hoạt hoá vây quanh vi khuẩn, tạo ra u hạt nếu rộng lớn có thể gây rối loạn chức năng và như vậy có thể nói rằng chính đáp ứng của vật chủ đã gây tổn thương. Tính phản ứng này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của vật chủ.
Ví dụ: Bệnh hủi
Người ta có thể phân biệt được 3 thể: ác tính, lành tính, trung gian tuỳ cơ địa của người mắc. Như vậy, ngoài yếu tố gây bệnh chính, còn phải tính đến điều kiện môi trường và cơ địa. Tóm lại nhiễm khuẩn nội tế bào là một vấn đề phức tạp, cần có nhiều nghiên cứu nữa để có những biện pháp phòng và chống có hiệu quả hơn.