Hiện tượng bắt và bong mảnh ghép

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 115 - 116)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.3.2. Hiện tượng bắt và bong mảnh ghép

a. Ghép đồng gen và ghéptự thân

Thực nghiệm trên chuột đồng gen khi ghép da thấy: ở ngày thứ 3 các mạch máu của vật chủ xung quanh mảnh ghép nhanh chóng xâm nhập vào trong mảnh ghép, miếng da ghép có màu hồng do được cung cấp máu đầy đủ. Sau 4 -5 ngày càng thấy rõ, đến ngày thứ 7 - 8 sự ngăn cách giữa mảnh ghép và vật chủ không còn. Đó là hiện tượng bắt mảnh ghép.

b. Ghép dị gen

Trong 2 - 3 ngày đầu, diễn biến mạch máu của vật chủ lan rộng giống ghép đồng gen. Nhưng sau đó xuất hiện tế bào đơn nhân như các tế bào lympho, tương bào và đại thực bào xung quanh các mạch máu. Vào ngày thứ 6 - 7 mảnh da ghép dày lên vì có phù và có các

mạch máu tắc do có cục máu đọng và hoại tử cục bộ.

Ngày thứ 10 - 12 các điều mạch quản xung quanh mảnh ghép đều tắc, mảnh ghép có màu đen. Đến ngày thứ 15 mảnh ghép hoại tử hoàn toàn và bị thải, để lại một vết thương hở và nhanh chóng thành sẹo.

Thời gian hoại tử nhanh hay chậm tuỳ theo sự khác biệt nhiều hay ít về tính chất hoà hợp mô, đó là phản ứng loại bỏ mảnh ghép.

Nếu ghép dị gen lại lần II thì mảnh ghép bị bong nhanh hơn. Sự loại thải này nói lên tính chất quan trọng của đáp ứng miễn dịch đó là tính đặc hiệu và ký ức miễn dịch.

Ghép tạng dị gen cũng giống ghép mô dị gen, thời gian loại thải tạng ghép dị gen thay đổi theo thứ tự.

Da > Tuỵ > Thận > Tim > Gan

c. Ghép khác loài

Mảnh ghép bị loại thải nhanh do chứa nhiều protein lạ.

d. Quy luật Snell

- Qua thực nghiệm ghép trên chuột Snell rút ra quy luật ghép như sau: - Ghép đồng gen bào giờ cũng được chấp nhận A  A hay B  B. - Ghép dị gen bao giờ cũng bị loại thải

A  B hay B  B

- Ghép từ con lai F1sang bố mẹ thì bị loại thải A x B (F1)  A

A x B (F1)  B

Nhưng ngược lại: A  F1 B  F1

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)