Phân loại

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 113 - 115)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.2.2. Phân loại

a. Quá mẫn nhanh hay quá mẫn tức khắc: là phản ứng xảy ra tức khắc hoặc không muộn hơn

6 giờkể từ khi có sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu. Quá mẫn tức khắc lại bao gồm phản vệ và dị ứng:

Phản vệ

U

Thí nghiệm của Richet và Portrie:

Các tác giả đã dùng chất chiết con hến biển tiêm cho chó (với liều 0,1 mg độc tố/kg thể trọng), sau khi tiêm được 22 ngày, chó vẫn khỏe mạnh, tiến hành tiêm lần thứ hai chất chiết này với liều lượng như lần đầu, sau vài giây chó trở lên mệtmỏi, thở hổn hển, nằm yên một phía, ỉa chảy, nôn ra máu và chết sau 25 phút.

Như vậy sau khi tiêm lần đầu, miễn dịch đã hình thành trong cơ thể của chó. Nếu đưa tiếp đó vào lần thứ hai thì phản ứng miễn dịch xảy ra và giết chết chó. Hiện tượng này hoàn toàn trái với miễn dịch bảo vệ và người ta gọi đó là hiện tượng phản vệ.

Phản vệ là một phản ứng miễn dịch bệnh lý hoàn toàn trái ngược với miễn dịch bảo vệ, nó có thể xuất hiện ở tất cả các loài động vật có vú, phản vệ gây tổn thương nặng nề cho cơ thể. Phản vệ có thể chia ra làm:

+ Phản vệ toàn thân: xuất hiện khi kháng nguyên vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch với tốc độ nhanh, cơ thể thường bị truỵ mạch, tăng hô hấp, khó thở, tăng tính thấm thành mạch, co cơ trơn, rối loạn tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, có thể co giật rồi chết. Những biểu hiện trên là do các chất amin hoạt mạch như Histamin, Serotonin thoát ra ồ ạt từ các tế bào cơ thể gây nên.

+ Phản vệ khu trú: hay xảy ra tại da, xuất hiện khi đưa kháng nguyên vào cơ thể qua da và niêm mạc, do kháng nguyên và kháng thể kết hợp ngay trên bề mặt tế bào tổ chức, hình thành phản ứng viêm cục bộ do các chất hoạt mạch được tiết ra ồ ạt tại cục bộ.

+ Cơ chế của phản vệ: có hai lớp kháng thể gây phản ứng là IgE và IgG. Các kháng thể này khi xuất hiện, dù ở nồng độ thấp cũng bám rất mạnh lên tế bào Mastocyte và tế bào bạch

cầu ái kiềm. Kháng nguyên kết hợp với các kháng thể này trên bề mặt các tế bào trên gây ra tín hiệu làm thay đổi hoạt động màng tế bào (thay đổi hiệu điện thế màng) làm tế bào giải phóng ra các bọng chứa các chất hoá học trung gian là các amin hoạt mạch (như histamin, serotonin, heparin). Các chất này trực tiếp tác động lên tế bào ở các cơ quan phủ tạng gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

+ Histamin: là một amin kiềm được tạo ra do axit amin histidin bị khử carboxyl, histamin có tác dụng co thắt cơ trơn, tăng tính thấm mao mạch. Histamin tác động được lên các tế bào là do trên bề mặt tế bào có các thụ thể tiếp nhận nó. Có 2 thụ thể dành cho histamin là:

- Loại thụ thể H1: sự tương tác giữa histamin và thụ thể H1 dẫn đến co cơ trơn và tế bào nội mô.

- Loại thụ thể H2: sự tương tác giữa histamin và thụ thể H2 làm tăng tiết dịch dạ dày và tăng nhịp tim.

+ Serotonin (5 - Hydroxytriptamin): có tác dụng làm tăng tính thấm các mao mạch và co mạch máu.

+ SRS-A (chất gây phản ứng phản vệ chậm): có tác dụng co cơ trơn và tăng tính thấm của các mao mạch.

+ Heparin: chất chống đông máu nội mạch.

Dị ứng và các bệnh dị ứng

Dị ứng là một danh từ để chỉ một trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể với kháng nguyên lạ, đó là một phản ứng miễn dịch bệnh lý xảy ra do hiện tượng phản vệ toàn thân hay cục bộ do kháng thể IgE kết hợp với kháng nguyên gây nên.

Kháng nguyên gây nên dị ứng gọi là dị ứng nguyên (alloantigen). Kháng thể IgE gây ra dị ứng được gọi là kháng thể dị ứng (reagin). ởngười, dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở các cơ thể có đáp ứng miễn dịch tạo IgE trội khi có dị nguyên xâm nhập. Những cơ thể này chỉ cần tiếp xúc với một lượng dị nguyên nhỏ thì cũng tạo ra một lượng IgE đủ gây ra các biểu hiện phản vệ.

Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu qua da và hô hấp.

- Dị ứng toàn thân:biểu hiện giống như phản vệ toàn thân, thường xảy ra ở người, rất nguy hiểm, điển hình là dị ứng penicilin, đặc biệt là benzylpenicilin. Một biểu hiện nữa là tai biến khi dùng huyết thanh điều trị nhiều lần. Một số cơ thể có thể sinh IgE gây dị ứng.

- Dị ứng cục bộ:hay gặp các trường hợp : hen mề đay, eczema, viêm mũi dị ứng...

- Phòng và chống dị ứng: Điều trị tai biến dị ứng có tính chất cấp cứu vì có thể chết rất nhanh.

Thuốc: dùng thuốc đối lập với tác dụng của các amin hoạt mạch như Epiuephrin, isoproterenol - dùng thuốc kháng Histamin.

Giải mẫn: tiêm dị nguyên trong một thời gian dài với liều tăng dần. Làm như vậy cơ thể sẽ sinh ra IgG nhiều hơn, ngăn cản sự kết hợp giữa dị nguyên và IgE bám trên tế bào Mastocyte.

b. Quá mẫn muộn

Xảy ra khi lympho bào T mẫn cảm với kháng nguyên, như thế nó chỉ xảy ra ở cơ thể có đáp ứng tế bào gọi là muộn bởi phản ứng xảy ra chậm, sau khi đưa kháng nguyên vào cơ thể từ 6 - 8h và cường độ cao nhất sau 24 - 48h hoặc hàng tuần. Quá mẫn muộn thường khu trú cục bộ dưới dạng một phản ứng viêm đặc trưng với sự thâm nhiễm của đại thực bào và lympho bào.

. Quá mẫn muộn với vi sinh vật hay dị ứng nhiễm trùng: Điển hình là quá mẫn

muộn với vi khuẩn lao.

Thí nghiệm của Koch: tiêm vi khuẩn lao vào chuột lang đã mẫn cảm, sự kết hợp giữa vi khuẩn lao với lympho T mẫn cảm đã khu trú được vi khuẩn nhưng lại gây ra một phản ứng viêm tại nơi tiêm tạo ra các u hạt.

Cơ chế của quá mẫn muộn là sự kết hợp giữa kháng nguyên với lympho T mẫn cảm, T tiết ra lymphokin có tác dụng tập trung đại thực bào và bạch cầu đa nhân đến để thực bào vi khuẩn. Tại đây đại thực bào và bạch cầu tiết ra các enzym làm tổn thương tổ chức, các lymphokin gây huỷ hoại tế bào.

Hiện tượng trên được ứng dụng trong chẩn đoán để phát hiện một số bệnh có miễn dịch tế bào như lao, tỵ thư, thương hàn,...

. Quá mẫn do tiếp xúc: Một số hoá chất, một số kim loại nặng, khi tiếp xúc, xâm nhập

qua da vào cơ thể chúng kết hợp với protein của cơ thể tạo ra dị nguyên, kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch tế bào. Nếu tiếp xúc lần sau sẽ gây tổn thương cục bộ: nổi mụn, sưng cứng....

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)