Vấn đề loại thải mảnh ghép ở người

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 117 - 118)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.3.5. Vấn đề loại thải mảnh ghép ở người

Để duy trì sự hoạt động của tạng ghép ở người, tất cả những bệnh nhân ghép dị gen đều phải dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch khi nào tạng ghép còn hoạt động.

a.Thải loại tối cấp

Xuất hiện vài phút đến vài ngày sau khi ghép, thường là có hiện tượng nhồi máu ở tạng ghép, rồi loạn đông máu.

b. Thải loại cấp

Xảy ra vào ngày thứ tư: Triệu chứng toàn thân là khó chịu, sốt, triệu chứng chức năng phụ thuộc cơ quan ghép, nếu là thận sẽ có tăng huyết áp, thiểu niệu, nếu là tuỵ sẽ giảm Insulin, protein C, nếu là gan thì ứ mật, suy gan,... với cơ chế là tạng ghép bị thâm nhiễm lympho T của người nhận gây phản ứng quá mẫn.

Thải loại cấp đòi hỏi cấp cứu nội khoa, nếu canthiệp kịp thời thì có khả năng hồi phục. Thuốc thường dùng là corticoid.

c. Loại thải kinh

Xuất hiện sau nhiều tháng và thường có triệu chứng suy giảm không hồi phục chức năng của tạng ghép.

Nghiên cứu về thời gian sống sót của thận ghép thấy: Tỷ lệ sống 10 năm là 80% nếu người cho thận và nhận là anh em ruột đồng gen, 60% giống một nửa gen, 59% nếu bố cho con, còn 49% nếu mẹ cho con.

d.Điều trị ức chế miễn dịch

Trừ ghép đồng gen, còn mọi loại ghép cần chống phản ứng miễn dịch bằng các thuốc ức chế. Hiện nay loại thuốc này rất đa dạng và được sử dụng tuỳ theo cơ quan ghép, độ rủi ro bị thải và tính phản ứng của người nhận.

Tác hại của phản ứng loại thải mảnh ghép chủ yếu là gây viêm và huỷ hoại tổ chức do các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tăng sinh và hoạt động. Cho nên các chất chống viêm và các chất ức chế tế bào tăng sinh dùng trong điều trị ung thư đã được dùng có kết quả.

Do đó người ta hay phân biệt thuốc ức chế Steroid và thuộc ức chế không phải Steroid.

* Chất ức chế Steroid:Hay được dùng vìngoài ngăn cản tế bào tăng sinh chúng còn có

tác dụng chống viêm là hiện tượng luôn đi kèm phản ứng quá mẫn.

* Chất ức chế không phải Steroid: gồm: - Các chất chống chuyển hoá

- Các chất alkyl hóa,...

Cơ chế tác dụng của các chất này là ức chế một số enzim hoặc ức chế sự tăng sinh của các tế bào miễn dịch.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)