IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
5.8.2. Nguyên tắc của phương pháp sản xuất kháng thể đơn dòng ngoài cơ thể
Để sản xuất kháng thể đơn dòng, người ta dùng kỹ thuật lai tế bào để kết hợp hai loại tế bào: Tế bào u tuỷ (tế bào Myeloma) với tế bào lympho B đã hoạt hoá của chuột để tạo tế bào lai, tế bào lai nuôi trong môi trường nhân tạo có khả năng phân chia phát triển lâu dài và sản xuất kháng thể đặc hiệu.
Hình 5.12. Sơ đồ mô phỏng quá trình sản xuất kháng thể đơn dòng trên chuột
Tạo miễn dịch
Thu tế bào lympho
Lựa chọn tế bào lympho B hoạt hoá
Lai tế bào Sự biến đổi EBV
Tế bào lympho B Tế bào u tuỷ
Hợp nhất Gây nhiễm
Tế bào lympho B Môi trường nuôi
cấy mô (HAT) Kiểm tra quá trình sản xuất kháng thể
đơn dòng Kiểm tra quá trình sản xuất kháng thể đơn dòng
Dòng biến đổi Dòng biến đổi Phát triển trong môi
trường nuôi cấy mô Thu chất nổi bề mặt
Môi trường nuôi cấy mô Tế bào lai ổn định Phát triển trong môi trường nuôi cấy mô Thu chất nổi bề mặt
Tế bào lympho lai EBV ổn định Nuôi vào
Nguyên tắc:
- Tế bào u tuỷ trong môi trường nhân tạo HAT (Hypoxanthin - Aminopterin - Thymidin) có khả năng sinh sản nhanh chóng.
Trong khi đó một số tế bào u tuỷ không có enzym HPRT (Hypoxanthin - Phospho - Ribosyl - Transfezaza có vai trò xúc tác tổng hợp được Guanin một bazơ tham gia tổng hợp ADN từ Hypoxanthin) nên không tổng hợp được ADN do đó tế bào u tuỷ này không sinh sản được và sẽ chết.
- Tế bào lympho B không có khả năng sinh sản trong môi trường nhân tạo vì nó là tế bào tận cùng của sự biệt hoá.
Nhưng nó có Enzym HPRT, khi nuôi trong môi trường HAT có khả năng tổng hợp được Guanin từ Hypoxanthin nên ADN được tổng hợp.
- Khi trộn tế bào u tuỷ không có Enzym HPRT với tế bào lympho B lấy từ lách, máu ngoại vi của một cơ thể được miễn dịch với sự có mặt của Polyethylenglycol (PEG)
PEG có tác dụng làm thay đổi màng tế bào để 2 tế bào kết hợp với nhau. Sau đó nuôi hỗn hợp lai trong môi trường HAT. Có 3 trường hợp xảy ra.
+ Liên hợp lai giữa tế bào u tuỷ với tế bào u tuỷ, do không có enzim HPRT vì thế tế bào bị chết.
+ Liên hợp lai giữa lympho B với tế bào lympho B tuy có men HPRT nhưng cũng bị chết sau vài ngày vì không phân chia và phát triển mãi trong in vitro.
+ Liên hợp lai giữa tế bào u tuỷ với tế bào lympho B sẽ sống trong môi trường nhân tạo và có khả năng sản sinh, phát triển mãi mãi trong môi trường nhân tạo và tạo ra các "clon" tế bào tiết kháng thể đặc hiệu.
Vì nó một mặt tiếp thu khả năng sinh sản của tế bào u tuỷ, một mặt nó tiếp thu được enzim HPRT của tế bào lympho B.
- Nếu lympho đưa vào lai đã xử lý kháng nguyên gọi là lympho hoạt hoá (thường là lympho B hoạt hoá) thì liên hợp lai sẽ phân chia, phát triển và sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng với kháng nguyên đã biết.
- Sau bước liên hợp tạo ra các tế bào lai người ta pha loãng dần để tách riêng từng tế bào lai. Mỗi tế bào lai được nuôi riêng, chúng phân chia, phát triển thành một "clon" riêng biệt và sản xuất kháng thể chống lại một quyết định kháng nguyên, từ đó ta thu được kháng thể đơn dòng.
Người ta nuôi dòng "clon" này trong môi trường nhân tạo hoặc có thể nuôi trong phúc mạc của động vật cùng loài với tế bào lai (ví dụ: chuột) rồi thu dịch phúc mạc trong đó có lượng kháng thể đơn dòng cao.
Hiện nay người ta đã lai được tế bào u tuỷ của chuột nhắt với tế bào lympho B hoạt hoá của chuột nhắt.
Câu hỏi ôn tập chương
1. Trình bày khái niệm và cấu trúc của kháng thể dịch thể đặc hiệu? 2. Đặc tính và chức năng của kháng thể dịch thể đặc hiệu?
3. Trình bày hiểu biết của anh chị về 5 lớp kháng thể dịch thể đặc hiệu?
4. trình bày quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu?
5. Trình bày khái niệm về kháng thể đơn dòng, nguyên tắc của phương pháp sản xuất kháng thể đơn dòng?
Chương 6
phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
* Mục tiêu: Hiểu được nguyên lý, cách tiến hành các phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể, ứng dụng vào việc chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.
* Kiến thức cơ bản:
- Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể - Phản ứng huyết thanh học:
+ Phản ứng ngưng kết, phản ứng kết tủa, phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng trung hòa.
+ Phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ELISA.