Miễn dịch chống vi khuẩn sống bên ngoài tế bào

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 105 - 107)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

8.2.1. Miễn dịch chống vi khuẩn sống bên ngoài tế bào

Loại vi khuẩn này gây bệnh do chúng gây ra phản ứng viêm hay do độc tố phá hoại tổ chức. Độc tố của vi khuẩn gồm 2 loại:

- Ngoại độ tố do vi khuẩn tiết ra ngoài tế bào. Để bảo vệ cơ thể có các cơ chế sau:

a.Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:

Trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể có 3 cách bảo vệ chính:

. Thực bào: Là cơ chế chính, nhưng với những vi khuẩn có độc lực mạnh khả năng

thực bào bị yếu đi.

.Hoạt hoá bổ thể theo con đường cạnh

LPS của vi khuẩn gram âm có thể hoạt hoá bổ thể từ thành phần C3, tạo nên phức hợp tấn công màng tế bào vi khuẩn, gây dung giải tế bào, C3b dính vào vi khuẩn giúp thực bào dễ dàng hơn (Opsonin).

C3a, C5a có tính chất hoá ứng động, gây dãn mạch tạo điều kiện cho bạch cầu xuyên đến ổ viêm thực bào, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

. Tăng cường sản xuất các cytokin.

TNF (Tumor Necrosis factor - yếu tố hoại tử u); IL-1; IL-6, 8, 10 và các chất gây viêm khác tạo ra pha đáp ứng cấp của viêm không đặc hiệu (hoá ứng động, xuất hiện các phần tử bám dính trên bề mặt tế bào thực bào và nội mô mạch giúp bạch cầu xuyên mạch...)

Thông thườngsức đề kháng này giúp cơ thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh nhưng nếu nó quá mạnh, có thể tạo ra những rối loạn trong cơ thể như: đông máu nội mạch rải rác, sinh ra sốc nhiễm khuẩn.

b.Cơ chế bảo vệ đặc hiệu chống vi khuẩn

Đối với những vi khuẩn sống bên ngoài tế bào, thì quan trọng nhất là đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Nhưng vi khuẩn gram âm có kháng nguyên: Polysaccarit LPS: (Lipopolysaccarit) (kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức) thì chúng tiếp xúc với tế bào lympho B, hoạt hoá lympho B để trở thành tương bào tiết kháng thể dịch thể lớp IgM. Mặt khác, thông qua tế bào APC, Th được cảm ứng tiết IL-2, IL-2 tăng hoạt hoá tế bào lympho B làm cho tế bào lympho B hoạt động mạnh hơn.

Gần đây người ta biết được một số độc tố của vi khuẩn như: ngoại độc tố đường ruột của Staphylococus aureus có khả năng kích thích hầu như toàn bộ dòng tế bào lympho T gây tiết ra rất nhiều Cytokin, gây rối loạn nặng trong sốc nhiễm khuẩn. Bởi vì số tế bào lympho T đáp ứng với độc tố ruột ấy cao hơn rất nhiều so với tế bào lympho T đáp ứng với các kháng nguyên protein thông thường.

Các kháng thể dịch thể tiêu diệt vi khuẩn theo các cách sau: + Tăng cường thực bào

- Phức hợp kháng nguyên - kháng thể - receptor dành cho Fc trên bề mặt đại thực bào. - Phức hợp: kháng nguyên - kháng thể - bổ thể dính với receptor dành cho C3b trên bề mặt tế bào đại thực bào làm cho quá trình thực bào được tăng cường.

+ Trung hoà độc tố của vi khuẩn

- Do kháng thể dịch thể kết hợp với 1 trong 2 chuỗi đa peptit của độc tố, làm độc tố mất tính độc.

- IgA tiết tại niêm mạc cũng có tác dụng trung hoà độc tố và ngăn không cho vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô, vi khuẩn không xâm nhập được vào trong cơ thể.

Một số vi khuẩn ngoài tế bào, có thể gây mẫn cảm chéo.

Ví dụ: Liên cầu dung huyết βcó kháng nguyên đặc biệt là protein M có cấu trúc tương tự như protein cơ tim. Do đó cơ thể tạo ra kháng thể chống liên cầu trùng có thể tác động chéo lên cơ tim, gây viêm cơ tim. Viêm khớp do liên cầu thì bệnh tại khớp nhưng lại nguy hiểm ở tim. Vi khuẩn này gây viêm họng lại biến chứng tại thận do phức hợp kháng nguyên kháng thể lắng đọng tại thận, gây viêm thận.

c.Sự lẩn tránh đáp ứng miễn dịch của vi khuẩn

dịch của cơ thể bằng các cách sau: + Vi khuẩn tăng độc lực Thông qua các đặc tính sau:

- Tăng khả năng bám dính của vi khuẩn vào tế bào

- Tăng ức chế hoạt hoá bổ thể (những vi khuẩn vỏ tế bào có nhiều axit sialic khả năng hoạt hoá bổ thể giảm).

+ Thay đổi kháng nguyên bề mặt: Đây là cách lẩn tránh hay sử dụng nhất.

Ví dụ: Protein kháng nguyên pili của lậu cầu khuẩn do một đoạn ADN mã hoá. Nó có thể thay thế một nucleotit của đoạn ADN này bằng một nucleotit khác của 1 trong 20 đoạn ADN tiềm ẩn dự trữ, nó có tới 106 cách tái tổ hợp khác nhau, nhờ vậy lậu khuẩn có thể né tránh được mọi kháng thể dịch thể đặc hiệu do cơ thể sản xuất ra để tiêu diệt chúng.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)