Miễn dịch chống virus

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 102 - 103)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

8.1. Miễn dịch chống virus

Virus là nhóm vi sinh vật nhỏ nhất, cấu tạo rất đơn giản (chỉ gồm có nhân ADN hoặc ARN và được bao bọc bởi lớp vỏ capxit) cho nên phải sống ký sinh bắt buộc bên trong tế bào vật chủ.

Sau khi virus vào được bên trong tế bào, nhân của virus tích hợp với nhân của tế bào vật chủ và có thể có hai phương thức hoạt động:

- Virus bắt bộ máy sao chép sinh sản của tế bào vật chủ giúp chúng nhân lên, sau đó phá vỡ tế bào này để lan sang tế bào khác và cứ thế bệnh nhiễm phát triển. Đây là thể ly giải làm tế bào chết.

- Virus nằm tiềm tàng trong nhân, chờ cơ hội hoạt động sau này dưới hình thức như trên hay bằng hình thức gây chuyển biến tế bào vật chủ thành tế bào ác tính. Đây là cách hoạt động của một số virus sinh u. Ví dụ: virus gây bệnh Marek, Leuco ở gà.

Trước sự tấn công của virus, cơ thể bảo vệ mình bằng cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch đặc hiệu.

8.1.1.Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

Trong cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể bảo vệ bằng cách như sau:

- Tế bào bị nhiễm virus đã sản sinh ra Interferon - γ, hạn chế sự lan tràn của virus gây bệnh ở chỗ: IFN - γđược sinh ra, ngấm vào các tế bào bên cạnh, ở các tế bào này IFN - γ đã kích thích hệ gen của tế bào sản xuất ra một loại protein kháng virus là AVP (Anti Viral Protein), chất này gắn vào ARNm của virus làm phong bế vị trí tiếp xúc của ARNm với enzyme sao mã, riboxom nên quá trình dịch mã không xảy ra được, ARNm, protein của virus không được tổng hợp. Vì thế virus không nhân lên được và không lan sang các tế bào lành khác.

- Tế bào diệt tự nhiên NK (Natural Killer): tăng cường hoạt động diệt các tế bào nhiễm virus, trên một phần cũng do tác dụng của IFN - γ.

Ngoài ra hoạt động của thực bào, của bổ thể cũng góp phần trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)