IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
7.2.2. Vai trò của kháng nguyên trong kiểm soát đáp ứng miễn dịch
Kháng nguyên là tín hiệu đầu tiên gây hoạt hóa tế bào lympho nên có vai trò lớn trong kiểm soát đáp ứng miễn dịch.
+ Bản chất của kháng nguyên: có ảnh hưởng đến loại đáp ứng miễn dịch và cường độ của đáp ứng xảy ra. Các kháng nguyên khác nhau về cấu trúc hóa học thì kích thích các loại đáp ứng miễn dịch khác nhau:
- Kháng nguyên là polysaccarit và lipit không gây được đáp ứng miễn dịch tế bào, đây là các kháng nguyên không phụ thuộc tế bào lympho T. Đáp ứng miễn dịch dịch thể của chúng chủ yếu là hình thành IgM. Một số vi khuẩn có giáp mô thường có kháng nguyên polysaccarit nên đáp ứng miễn dịch chống lại chúng thường rất ngắn.
- Kháng nguyên là protit sẽ gây cả đáp ứng miễn dịch kiểu dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, gặp trong đại đa số các trường hợp miễn dịch chống vi khuẩn và đặc biệt là virus. Các vi sinh vật này còn gây ký ức miễn dịch kéo dài, do thế miễn dịch do chúng gây ra kéo dài trong nhiều năm thậm chí suốt đời.
+ Liều lượng kháng nguyên: lượng kháng nguyên tiếp xúc có ảnh hưởng đến cường độ đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đó. Khi cơ thể tiếp xúc với liều kháng nguyên rất lớn hoặc khi tiêm nhắc lại nhiều lần với liều kháng nguyên nhỏ thường gây ra ức chế miễn dịch. Lượng lớn các kháng nguyên polysaccarit hay protit có các Epitop giống nhau có xu hướng gây dung thứ đối với các tế bào lympho B đặc hiệu, do đó ức chế sản xuất kháng thể đặc hiệu. Điều đó giải thích tại sao khi động vật bị một số nhiễm khuẩn nặng (tiếp xúc với lượng kháng nguyên lớn) đôi khi không có đáp ứng miễn dịch.
+ Đường xâm nhập: đáp ứng miễn dịch đối với một kháng nguyên nhất định thay đổi tùy thuộc đường vào của kháng nguyên đó.
- Đưa vào đường dưới da thường sinh miễn dịch.
- Đưa vào đường tĩnh mạch hay đường uống thường không đáp ứng đó là do cảm ứng sự dung thứ của tế bào T hoặc B hay do sự kích thích các tế bào Ts đặc hiệu và cũng có thể do nơi kháng nguyên xâm nhập. Thiếu các tế bào T chín đặc hiệu hoặc có thể có các tế bào T chín đặc hiệu nhưng lại thiếu các phân tử MHC tương ứng, như vậy Epitop kháng nguyên lạ sẽ không trình diện cho tế bào T.
- Nồng độ kháng nguyên: cường độ sản xuất kháng thể giảm khi nồng độ kháng nguyên giảm. Khi kháng nguyên xâm nhập và kích thích các tế bào đặc hiệu với kháng nguyên phát triển, xuất hiện các kháng thể tế bào và kháng thể dịch thể, các yếu tố miễn dịch đặc hiệu này sẽ loại bỏ kháng nguyên, sau đó đáp ứng miễn dịch sẽ giảm dần và tắt hẳn khi kháng nguyên bị loại bỏ hoàn toàn. Lúc đó hệ thống miễn dịch lại sẵn sàng đáp ứng với các nhiễm khuẩn mới. Nếu không có cơ chế này, cơ thể sẽ tràn ngập các clon tế bào miễn dịch đặc hiệu và các sản phẩm của chúng (kháng thể hay cytokine). Hiện tượng này có thể thấy trong bệnh đa u tủy xương, cơ thể mất khả năng kiểm soát sự tăng sinh tế bào lympho.
ứng dụng cơ chế này, người ta có thể thanh lọc kháng nguyên bằng cách tiêm một lượng khángthể thừa trong thời gian có đáp ứng miễn dịch, điều đó sẽ làm giảm lượng kháng nguyên, giảm việc tổng hợp kháng thể và giảm số lượng các tế bào tiết kháng thể.