Cơ chế phân tử và tế bào của phản ứng loại thải mảnh ghép

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 116 - 117)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.3.4. Cơ chế phân tử và tế bào của phản ứng loại thải mảnh ghép

a. Cơ chế phân tử của phản ứng

. Phân tử hoà hợp mô MHC trong loại thải

Cơ thể động vật nhờ có hệ thống MHC (Major Histocompability Complex Antigen) mà mỗi cá thể có thể phân biệt được cái gì là của mình và cái gì là lạ.

Trên mọi tế bào có nhân đều có phân tử MHC lớp I nói lên cái tôi và làm nhiệm vụ trình diện những mảnh peptit kháng nguyên cho tế bào lympho TCD8 nhằm tiêu diệt kháng nguyên và cả tế bào mang nó.

Trên các tế bào có thẩm quyền miễn dịch lại có thêm phân tử MHC lớp II làm nhiệm vụ trình diệnh kháng nguyên cho tế bào lympho TCD4 khởi phát đáp ứng cho quá trình miễn dịch. Nói chung mảnh peptit kháng nguyên lạ hay quen đều ngược đưa ra tiếp xúc với TCR của tế bào lympho T thông qua phân tử MHC.

Trong loại thải mảnh ghép, những tế bào thâm nhiễm đầu tiên là các tế bào đơn nhân mà chủ yếu là TCD8, chúng nhận biết cấu trúc phân tử MHC dị gen nên còn gọi là tế bào phản ứng dị gen và sau đó TCD8 được mẫn cảm, chúng tiêu diệt tế bào đích chính là các tế bào của mảnh ghép.

. Dung thứ miễn dịchvà loại thải ghép

Năm 1949 Brent và Madawar đã lấy tế bào lách của 1 con chuột lông màu xám dòng A tiêm cho chuột sơ sinh dòng B có lông màu trắng, nuôi đến khi lớn, lấy da chuột A ghép cho chuột B kết quả là không có loại thải mảnh ghép dị gen. Trong khi ở những con chuột dòng B khác không được chuẩn bị thì vẫn có loại thải.

Theo Brent: Trong thời kỳ sơ sinh, đáp ứng miễn dịch của chuột chưa hoàn chỉnh nên Loại thải

Chấp nhận (A x B)

khi đưa kháng nguyên lạ vào, hệ thống miễn dịch sẽ làm quen và tạo ra dòng cấm với kháng nguyên ấy tức là hiện tượng dung thứ miễn dịch.

Trong thí nghiệm này có một sự song song tồn tại các tế bào của con vật cho với tế bào của con vật nhận mà không có phản ứng dị gen. Đó là do các tế bào có thẩm quyền miễn dịch đã nhận biết phân tử MHC trên tế bào của vật cho như là của mình.

b. Cơ chế tế bào của phản ứng

Phản ứng loại thải mảnh ghépdị gen rất phức tạp có sự tham gia của nhiều cơ chế hiệu ứng và điều hoà khác nhau người ta chia làm 2 pha.

. Pha cảm ứng của đáp ứng miễn dịch

Pha này chủ yếu gây ra do các kháng nguyên MHC có trên mảnh ghép bị các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể nhận biết.

Trước tiên là các tế bào có khả năng trình diện khác nguyên như tế bào tua, đại thực bào, ở da có tế bào langerhans, chúng tiếp xúc với kháng nguyên dị gen của mảnh ghép và trình bày cho các tế bào lympho T. Sự kiện này xảy ra ngay tại chỗ ghép (trong ghép tạng) hoặc sau khi tế bào trình diện kháng nguyên đã tiếp nhận kháng nguyên rồi chuyển đến mô lympho gần nhất để trình diện và mẫn cảm tế bào lympho tại đấy.

Ngoài ra có một số bạch cầu vãng lai có MHC lớp II tuần hoàn trong máu gặp mảnh ghép trong khi đi tuần hành như monocytecyte, lympho B.

Các tế bào TCD4 nhận thông tin kháng nguyên, tiết ra các cytokin kích thích và làm tăng sinh tế bào diệt TCD8, tăng tính thấm thành mạch và gây xâm nhiễm các tế bào đơn nhân.

. Pha hiệu ứng gây diệt tế bào

Phản ứng loại thải ghép đầu tiên chủ yếu là do miễn dịch qua trung gian tế bào trong đó vai trò chính là tế bào lympho T. Các tế bào độc TCD8 sau khi nhận ra các kháng nguyên MHC lớp I của tế bào ghép sẽ xuất hiện hiện tượng bám dính. Tổng hợp chất Perforin và dung giải màng tế bào đích. Cũng có thể từ sự tiếp xúc gây tín hiệu cảm ứng làm cho tế bào đích chết theo chương trình (apoptosis).

Sự tiêu diệt tế bào đích còn có sự tham gia của tế bào diệt không đặc hiệu như NK, bạch cầu đơn nhân lớn, bạch cầu đa nhân trung tính,... chúng cũng kích thích bởi các Cytokin và tham gia vào quá trình huỷ diệt tế bào mảnh ghép.

Các kháng thể dịch thể đặc hiệu được hình thành cố định lên bề mặt tế bào của mảnh ghép, hoạt hoá bổ thể và gây ra phản ứng kiểu Arthus (dị ứng cục bộ) hoặc gây độc các tế bào của mảnh ghép.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)