Miễn dịch trong quan hệ mẹ phôi

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 118 - 119)

IV. Khái quát nội dung chương trình môn học

5. Tài liệu học tập

9.3.6. Miễn dịch trong quan hệ mẹ phôi

Khi động vật mang thai đã lâm vào một tình trạng lý thú về miễn dịch học.

Thai là một tổ chức dị gen có các MHC đơn bội của cơ thể bố. Vậy mà vẫn tồn tại suốt quá trình thai nghén trong hình thức ghép dị gen. Hiệu nay người ta chưa hiểu biết rõ.

ở người, người ta thấy: Sau lần chửa thứ nhất ở 10% số phụ nữ có kháng thể chống MHC của chồng và 30% khi chửa lần thứ 3.

Khi có sảy thai liên tiếp mà nguyên nhân do miễn dịch có thể phòng trước được bằng cách mẫn cảm người mẹ với tế bào lymphocủa người chồng.

Nghén và ngộ độc thai nghén chính là thể hiện của phản ứng loại thải mảnh ghép dị gen.

Câu hỏi ôn tập chương

1. Trình bày khái niệm về sai lạc miễn dịch và miễn dịch bệnh lý 2. Trình bày hiểu biết của anh, chị về dung thứ miễn dịch

3. Trình bày hiểu biết của anh, chị về tự miễn dịch và bệnh tự miễn dịch 4. Trình bày hiểu biết của anh chị về suy giảm miễn dịch

5. Hiểu biết đại cương về miễn dịch bệnh lý

Chương 10

MIễN DịCH HọC CáC ĐốI TƯợNG NUÔI TRồNG THủY SảN * Mục tiêu: Hiểu được hoạt động của hệ thống miễn dịch ở các loài cá xương và giáp xác, sự khác biệt cơ bản trong miễn dịch của các đối tượng này so với loài chim và động vật có vú.

Nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở loài cá xương, ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Nắm được các kiến thức về vacxin và sử dụng vacxin cho cá, liên hệ thực tiễn.

* Kiến thức cơ bản:

- Miễn dịch học của các loài cá xương

+ Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu + Các cơ quan lympho

+ Các lớp globulin miễn dịch + Miễn dịch qua trung gian tế bào

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch + Sử dụng vacxin phòng bệnh cho cá

- Miễn dịch học của giáp xác  Đại cương:

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước. Tuy vậy, khi nuôi trồng các đối tượng thủy sảnphát triển, trình độ thâm canh càng cao thì vấn đề dịch bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Động vật thủy sản cũng giống như tất cả các loài động vật khác, thường xuyên bị đe dọa bởi nhiều loại dịch bệnh khác nhau. Trên cơ thể của động vật thủy sản thường xuyên mang mầm bệnh nhưng không phải lúc nào bệnh lý cũng xuất hiện. Khả năng mắc bệnh của động vật thủy sản cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tất nhiên trong đó phải kể đến sức đề kháng của cơ thể.

Động vật thủy sản thường là các động vật không xương sống (giáp xác, động vật thân mềm) và động vật có xương sống bậc thấp nhưng cơ thể chúng vẫn có khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh, thể hiện ở hệ thống miễn dịch tự nhiên ở các loại động vật thủy sản và hệ thống miễn dịch đặc hiệu ở cá. Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây được bệnh khi nó chiến thắng được khả năng tự bảo vệ của động vật thủy sản. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động miễn dịch ở động vật thủy sản, từ đó đề ra các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản trong nuôi trồng là vấn đề cấp thiết được đặt ra.

Ngoài những kiến thức cơ bản về miễn dịch đã trình bày trong giáo trình này thì hoạt động miễn dịch của các loài động vật thủy sản còn có những đặc thù riêng. Hiện nay những hiểu biết về hệ miễn dịch và hoạt động của nó ở động vật thủy sản còn rất hạn chế, nguồn tư liệu về vấn đề này còn rất eo hẹp. Chương này được soạn thảo căn bản dựa vào tài liệu àBệnh

học thủy sảnàcủa các tác giả Đỗ Thị Hòa - Bùi Quang Tề - Nguyễn Hữu Dung - Nguyễn Thị

Muội do Nhà xuất bảnNông nghiệp ấn hành năm 2004.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc thu y 2009 (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)