IV. Khái quát nội dung chương trình môn học
5. Tài liệu học tập
7.2.8. ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, lao tác, sang chấn và tuổi tác đến đáp ứng miễn dịch
Suy dinh dưỡng làm giảm đáp ứng miễn dịch, sự nhạy cảm với nhiễm khuẩn tăng lên. Trong các cá thể suy dinh dưỡng có thể do vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém. Nhưng chủ yếu là teo tổ chức lympho lan rộng, nhất là khi giảm 50% TCD4 sẽ làm rối loạn nghiêm trọng đáp ứng miễn dịch tế bào.
Thiếu Kẽm trong chế độ ăn sẽ làm giảm hoạt tính sinh học của hormon tuyến ức và do đó làm giảm miễn dịch tế bào.
Làm việc, lao tác nặng sẽ gây stress làm tăng nồng độ cortisol, IFN-γ, IL-1, β-Endophyl, giảm IgA do đó suy giảm miễn dịch, tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn.
Mổ xẻ, sang chấn đều ức chế miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi thần kinh căng thẳng, corticosteroid được giải phóng từ tổ chức tổn thương; nội độc tố của vi khuẩn đường ruột được giải phóng đều tác động gây suy giảm miễn dịch.
Tuổi tác cao thường giảm đáp ứng miễn dịch tế bào nhưng đáp ứng miễn dịch dịch thể lại không thay đổi rõ rệt.
Tóm lại, trong quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có sự tương tác chặt chẽ và rất phức tạp giữa các tế bào miễn dịch.
Đại thực bào và các APC khác, trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu đã nắm bắt kháng nguyên, phân tích, chọn lọc các epitop của chúng và đưa lên bề mặt trong khuôn khổ của phân tử MHC lớp II, tiếp xúc và giới thiệu thông tin kháng nguyên này với các tế bào miễn dịch khác. Sự tiếp xúc còn được củng cốthêm nhờ các phân tử bám dính.
Dưới nhóm Th hay TCD4 nhận được thông tin kháng nguyên sẽ hoạt hóa, tiết cytokine, trong đó quan trọng nhất là IL-2; chất này lại hoạt hóa các tế bào lympho khác như TCD8 để nhận biết kháng nguyên được trình diện trên MHC lớp I, hoạt hóa tế bào B và chuyển chúng thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu. Cytokine còn kích thích các tế bào diệt khác như NK, K …
Khi kháng nguyên lạ (kháng nguyên là virus hoặc vi khuẩn ) xuất hiện trên bất kỳ một tế bào nào của cơ thể (kháng nguyên nội bào) chúng sẽ được trình bày qua MHC lớp I với TCR của tế bào TCD8, các tế bào nhiễm kháng nguyên nội bào ấy sẽ bị tiêu diệt bởi TCD8 với
sự hỗ trợ của các phân tử bám dính và các cytokine.
Kháng nguyên đặc hiệu với Ig màng trên tế bào lympho B chúng trực tiếp mẫn cảm tế bào B để sản xuất ra kháng thể dịch thể đặc hiệu dưới sự hỗ trợ của các cytokine IL-1; IL-2; IL-4 do đại thực bào và tế bào lympho T tiết ra …
Một đáp ứng miễn dịch hoàn hảo thường xuyên xảy ra trong cơ thể bình thường khi có kháng nguyên xâm nhập. Để đảm bảo điều kiện cân bằng trong hoạt động của hệ miễn dịch, ngoài sự tương tác và điều hòa trực tiếp giữa các tế bào qua các cytokine còncó sự tương tác và điều hòa của mạng lưới Idiotype, của Ig và TCR. Cuối cùng, hoạt động của hệ miễn dịch còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh - nội tiết và ngược lại để tạo nên một tương tác điều hòa hài hòa trong toàn cơ thể.
Hiểu biết về kiểm soát, điều hòa đáp ứng miễn dịch không chỉ có ý nghĩa trong miễn dịch sinh lý mà còn có ích trong việc thiết kế các loại vacxin và điều trị các tình trạng bệnh lý miễn dịch.
Câu hỏi ôn tập chương
1. Trình bày khái niệm về đáp ứng miễn dịch và các loại đáp ứng miễn dịch?
2. Trình bày sự hiểu biết của anh, chị về các giai đoạn của quá trình đáp ứng miễn dịch? 3. Trình bày những hiểu biết về kiểm soát và điều hoà miễn dịch?
4. Vai trò của dung thứ trong kiểm soát miễn dịch? 5. Vai trò của kháng nguyên trong kiểm soát miễn dịch?
6. Vai trò của quần thể tế bào T trong điều hoà đáp ứng miễn dịch? 7. Tác dụng điều hoà miễn dịch của Cytokin?
8. Trình bày hiểu biết của anh, chị về điều hoà âm tính ngược của kháng thể? 9. Tương tác Idiotyp trong điều hoà miễn dịch?
10. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố di truyền trong nội tiết đến đáp ứng miễn dịch? 11. ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, lao tác, sang chấn và tuổi tác đến đáp ứng miễn dịch?
Chương 8
Miễn dịch và nhiễm khuẩn
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của loại hình miễn dịch chống virus, vi khuẩn và ký
sinh trùng, liên hệ thực tế sản xuất.
* Kiến thức cơ bản:
- Miễn dịch chống virus - Miễn dịch chống vi khuẩn - Miễn dịch chống ký sinh trùng. Đại cương:
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, vi sinh vật gây bệnh là mối đe doạ đáng sợ đối với sự sống của động vật và con người. Trong cả cuộc đời của mỗi cơ thể là cuộc đấu tranh liên tục từ lúc sinh ra cho đến chết, chống lại các vi sinh vật gây bệnh, lúc thầm lặng, lúc mạnh mẽ.
Để chống lại vi sinh vật gây bệnh, động vật và con người có nhiều cơ chế miễn dịch để bảo vệ thì vi sinh vật để tồn tại chúng cũng thay đổi muôn hình, muôn vẻ nhằm chiến thắng lại. Cho nên cuộc sống đã tạo ra giữa động vật, con người và vi sinh vật một mối tương quan luôn luôn biến đổi, theo sự tiến hoá. Miễn dịch và nhiễm khuẩn sẽ làm sáng tỏ mối liên quan đó và giúp con người đề ra được những biện pháp hữu hiệu phòng và chống lại vi sinh vật.
Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, để chống lại chúng, cơ thể bảo vệ mình bằng hai cơ chế: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, hai cơ chế miễn dịch phối hợp rất chặt chẽ với nhau nhằm loại trừ vi sinh vật.
Vi sinh vật gây bệnh có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm gây bệnh riêng, cho nên để chống lại chúng sự chống trả của cơ thể cũng có nét riêng.