- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
d. Hợp tác với các cơ sở đào tạo và đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với nhu cầu của công ty.
3.4.2.3. Chiến lược huy động và sử dụng vốn.
Tài chính, có thể nói là yếu tố then chốt nhất, cũng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Bởi vì:
- Thứ nhất: Nguồn lực tài chính của công ty mặc dù có khả năng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định nhưng là chỉ trong điều kiện quy mô, tốc độ tăng trưởng và sự cạnh tranh như hiện nay. Nếu so sánh với các công ty trong nước thì vốn, tài sản của công ty ở mức trung bình, song không thể so với một doanh nghiệp hay đối tác nước ngoài. Điều đó, không đảm bảo cho công ty đủ sức mạnh cũng như tự tin cạnh tranh trong điều kiện mở cửa, nếu không có các giải pháp huy động vốn, nếu thiếu cẩn thận khi liên doanh, liên kết với những công ty, những tập đoàn có vốn lớn hay các đối tác nước ngoài công ty dễ bị chi phối thậm chí bị thôn tính.
- Thứ hai: Với lượng vốn nhỏ tốc độ tăng trưởng và tích luỹ thấp, trong điều kiện nguồn vốn tín dụng ngân hàng hạn chế như hiện nay thì việc đầu tư đổi mới công nghệ của công ty sẽ vô cùng khó khăn
Từ những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi công ty phải có các giải pháp huy động vốn và quản lý điều hành tốt vốn kinh doanh để tích tụ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ cũng như mở rộng quy mô và tăng sản lượng kinh doanh.
Chiến lược tài chính của công ty đến năm 2015 được đặt ra như sau:
- Đảm bảo các đòn cân tài chính cân đối, nền tài chính lành mạnh, có chiến lược huy động vốn hợp lý, lấy huy động vốn lao động từ cổ đông là then chốt để tạo được cơ cấu tài chính cân đối bền vững; khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển và tái cơ cấu tài chính phù hợp với chiến lược phát triển công ty.
- Theo kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất đến năm 2015 thì nhu cầu vốn rất lớn. Vấn đề được đặt ra với những nhà quản trị công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát là: Làm thế nào để huy động được số vốn như dự kiến (đến năm
2011 tăng từ 40 tỷ lên 60 tỷ, năm 2012 tăng từ 60 tỷ lên 75 tỷ, năm 2013 tăng từ 75 tỷ lên 100 tỷ, năm 2014 tăng từ 100 lên 150 tỷ, năm 2015 tăng từ 150 tỷ lên 200 tỷ); việc huy động vốn phải đồng thời đảm bảo phù hợp về thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư, không làm ảnh hưởng đến đảm bảo vốn lưu động và phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận hợp lý. Để đạt được điều đó, công ty phải phân tích tổng quát các nguồn tài chính cần huy động, xác định cho được các nguồn huy động vốn chủ yếu (huy động nguồn vốn ngoài doanh nghiệp, huy động nguồn vốn trong doanh nghiệp), đồng thời phải có kế hoạch và chính sách huy động vốn phù hợp và có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp có tính khả thi như sau:
+ Huy động bên ngoài doanh nghiệp: Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp bao gồm : nguồn vốn hình thành thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu; nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại ...Đối với công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát, chúng tôi nhận xét thấy nguồn vốn huy động ngoài doanh nghiệp phù hợp nhất là nguồn tín dụng ngân hàng.
+ Huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng: phải luôn xác định nguồn vốn tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn quan trọng. Nếu xét về áp lực trả nợ thì huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu, song nếu xét trên phương diện hiệu quả và khả năng thực tế thì vay vốn ngân hàng có ưu điểm nổi bật. Tuy việc cơ cấu tài chính bằng nguồn vốn đi vay thiếu tính chủ động, doanh nghiệp phải có các điều kiện nhất định và phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng, song việc huy động từ tín dụng ngân hàng linh hoạt hơn, khi cần có thể huy động được ngay, chi phí huy động ít tốn kém, lãi suất ngân hàng thấp hơn lợi tức cổ đông. Để sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng có hiệu quả, công ty cần phải thiết lập được kế hoạch tín dụng chặt chẽ chi tiết, phòng tài chính phải cân đối cho được tỷ lệ giữa việc đi vay với khả năng thanh toán, không để nguy cơ xảy ra nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán; cân đối giữa vốn vay ngắn hạn và vốn vay đầu tư trung hạn, dài hạn.
+ Huy động vốn từ nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Nguồn vốn huy động trong doanh nghiệp bao gồm các nguồn: tự tài trợ từ doanh thu (lương chưa trả, lãi chưa chia, thuế chưa nộp); nguồn vốn từ các quỹ do tích luỹ từ lợi nhuận; nguồn vốn từ khấu hao, nguồn vốn ứng trước các công trình...Trong các nguồn vốn đó, nguồn vốn huy động từ các quỹ các mỏ và vốn khấu hao là hai nguồn hết sức quan trọng.
Tích luỹ vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh là yêu cầu cần thiết để bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát quy định, hàng năm trích lập quỹ đầu tư phát triển 15% và quỹ dự phòng tài chính 5% lợi nhuận sau thuế ( ngoài ra còn có quỹ khen thưởng, phúc lợi 10% lợi nhuận sau thuế). Theo đó và căn cứ dự báo kết quả sản xuất kinh doanh từ 2010 – 2015 thì công ty có thể huy động nguồn vốn trích vào các quỹ này khoảng trên 40 tỷ đồng.
Với kế hoạch đầu tư như đã nêu, trong tương lai công ty sẽ có giá trị tài sản cố định tương đối lớn (trung bình khoảng 220 tỷ). Theo quy định của pháp luật giá trị khấu hao trung bình từ 10% đến 12%, hàng năm công ty sẽ có nguồn vốn khấu hao từ 22 đến 26,4 tỷ đồng. Nguồn vốn khấu hao có ý nghĩa vừa tham gia tái đầu tư giản đơn vừa có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất và là kênh huy động vốn lớn, ổn định.
Việc vận dụng nguồn vốn tạm thời chưa phải thanh toán cũng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định. Việc có kế hoạch thanh toán lương, chi trả lợi tức, nộp thuế hợp lý sẽ huy động thêm vốn lưu động cho kinh doanh. Tuy vậy, doanh nghiệp không được lạm dụng để vi phạm những quy định của pháp luật cũng như thoả ước lao động và điều lệ công ty.
+ Phải tăng cường công tác thu hồi vốn: thời gian để quay vòng vốn nhỏ là một trong các biện pháp quan trọng mà nhà quản lý phải thực hiện. Vòng quay của vốn trong năm lớn, có nghĩa thời gian một vong quay vốn nhỏ giúp cho doanh nghiệp không cần một lượng vốn lớn (kể cả vốn chủ sở hữu và vốn vay )
nhưng vẫn có được lưu lượng vốn luân chuyển trong kỳ lớn, chu kỳ sinh lời ngắn và tất yếu hiệu quả của đồng vốn sẽ cao hơn.
Để có thể đảm bảo cho số vòng quay vốn lớn, đối với các công ty xây dựng công trình giao thông, việc rút ngắn thời gian thi công, bàn giao, quyết toán thì việc thanh toán, quyết toán nhanh là vấn đề rất quan trọng. Nếu thanh toán vốn nhanh sẽ tận dụng được tối đa nguồn vốn của chủ đầu tư, giảm thiểu vốn chủ sở hữu huy động cho sản xuất, giảm vốn vay tín dụng ngân hàng, giảm chiếm dụng vốn của khách hàng (giảm dư nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu – cơ cấu tài chính sẽ ổn định vững chắc), dẫn đến chi phí sử dụng vốn nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao.
+ Nên tổ chức giao vốn và điều hành luồng tiền mặt hợp lý: Như chiến lược về công tác tổ chức đã nêu, nên áp dụng mô hình công ty mẹ - con giữa công ty và các chi nhánh thành viên. Điều quan trọng trong tổ chức theo mô hình này là phân định quyền lợi và trách nhiệm tài chính giữa công ty mẹ và công ty con. Từ kinh nghiệm mô hình mỏ đá Tài Cảng – Cao Bằng cho thấy việc khoán vốn cho các đơn vị chi nhánh là việc làm có thể áp dụng rộng rãi. Nó không chỉ năng động, chủ động của chi nhánh thành viên mà còn để cho lãnh đạo ở các chi nhánh thấy rõ trách nhiệm của mình hội đồng cổ đông, mang lại hiệu quả các mặt hơn hẳn các chi nhánh thành viên sử dụng vốn, tài sản của công ty nhưng không biết mình đang sử dụng bao nhiêu. Khi giao vốn cho các chi nhánh, công ty con thì công ty mẹ cần chú ý những vấn đề cơ bản sau:
Trong việc quản lý vốn và tài sản, các đơn vị thành viên được công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giao vốn để quản lý và sử dụng phù hợp với mô hình và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị thành viên được hội đồng quản trị phê duyệt. Công ty mẹ phải quy định trách nhiệm cho chi nhánh thành viên về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Ngoài vốn công ty giao, công ty mẹ tạo điều kiện cho các công ty con được huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả việc huy động vốn. Các công ty con được chủ
động thay đổi cơ cấu vốn và tài sản theo yêu cầu kinh doanh nhằm mục đích thúc đẩy những lĩnh vực sản xuất là thế mạnh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. Tóm lại, công ty mẹ giao vốn tạo điều kiện cho công ty con được chủ động, tạo điều kiện cho công ty con và chi nhánh trong việc huy động, sử dụng, cơ cấu lại vốn, tài sản của mình nhưng công ty con và chi nhánh phải chịu trách nhiệm, phải tuân thủ quy định chung của pháp luật, điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ.
Trên cơ sở tổng vốn kinh doanh đã xác định, giao cho các chi nhánh thành viên. Trong từng thời điểm công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát thường xuyên theo rõi sát quá trình hoạt động của các đơn vị thành viên để chủ động điều phối vốn kinh doanh, xác định đúng đắn nhu cầu vốn trong khâu lưu thông để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thành viên được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao, tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
+ Phải tổ chức bộ máy kế toán, kiểm toán khoa học: nếu những biện pháp như trên đã được thực hiện thì yếu tố then chốt và cuối cùng đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc tổ chức cho được bộ máy kế toán và kiểm toán khoa học phục vụ đắc lực cho lãnh đạo quản lý và điều hành. Bộ máy kế toán phải có khả năng hạch toán kịp thời, trung thực tình hình chi phí trong mọi khâu sản xuất, trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty, không nhầm lẫn và không bỏ sót các phát sinh kinh tế, phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng đưa ra các khuyến cáo cho lãnh đạo công ty để đảm bảo cho hoạt động của công ty luôn đi đúng với các nghị quyết, đúng với các chiến lược đề ra; luôn thực hiện đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật và số liệu kinh doanh luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực...
Tóm lại, bộ máy kế toán của công ty phải thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu của lãnh đạo công ty với mục tiêu cao nhất là thực hiện thành công chiến lược sản xuất và chiến lược xây dựng, phát triển của công ty.