2011 2012 2013 2014 2015 1Vốn điều lệtỷ đồng40 60 75 100 150

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 102 - 105)

- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm

20102011 2012 2013 2014 2015 1Vốn điều lệtỷ đồng40 60 75 100 150

2 Giá trị sản lượng tỷ đồng 260 350 430 500 700 1000 3 Doanh thu tỷ đồng 230 315 395 450 630 900 4 Nộp ngân sách nhà nước tỷ đồng 9 15 20 25 32 45 5 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 11 18 23 27 40 60 6 Cổ tức năm % 20 20 22 22 22 25 7 Lao động bình quân người 350 500 550 600 700 750 8 Thu nhập bình quân /thángtriệu 4.5 4.8 5.3 5.9 6.8 8.5 Để đạt được các chỉ tiêu tổng quát của chiến lược đến năm 2015 như trên, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát cần tiếp tục duy trì, phát triển các ngành, nghề hiện có. Tổ chức lại sản xuất, chấn chỉnh tinh thần làm việc của cán

bộ, công nhân viên. Chuyển hướng đầu tư kinh doanh một số đơn vị, lĩnh vực kém hiệu quả vào các lĩnh vực mũi nhọn và tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm truyền thống. Cơ cấu sản lượng theo ngành như sau:

Bảng 3.3. Kế hoạch sản lượng các ngành nghề năm 2010 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng ST T Ngành nghề kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Xây dựng đường bộ 150 190 250 310 480 700 2 Khai thác khoáng sản 60 80 80 80 100 130 3 Công nghiệp vật liệu 35 60 70 75 85 120 4 Kinh doanh khác 15 20 30 35 35 50 5 Tổng 260 350 430 500 700 1000

3.4.1.3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010 – 2015.

Từ kết quả phân tích yếu tố môi trường kinh doanh, các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và mối đe doạ đối với công ty, đồng thời dựa vào các dự báo phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung, kết cấu hạ tầng đường bộ nói riêng và dự báo xu hướng cạnh tranh trên thị trường xây dựng Việt Nam, tác giả đề xuất một chiến lược kinh doanh cơ bản cho công ty giai đoạn 2010 – 2015 đó là: Chiến lược phát triển sản phẩm. Chiến lược phát triển sản phẩm tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có của công ty để tiêu thụ ngay trên thị trường hiện tại. Thực chất chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát là lựa chọn những công nghệ hiện đại và các phương pháp tổ chức thi công tiên tiến để đáp ứng xây dựng các công trình đường bộ, các công trình dân dụng và công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật

cao. Để thực hiện thành công chiến lược này, công ty phải tích cực đầu tư đổi mới công nghệ. Chiến lược này cũng đòi hỏi công ty phải có nguồn vốn lớn, lực lượng lao động có trình độ và công tác tổ chức quản lý thực sự khoa học.

3.4.2. Chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát. của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát.

Có được chiến lược kinh doanh tối ưu là kết quả của một quá trình đầu tư công sức và trí tuệ, là mong muốn của các nhà quản trị, song cái đích của việc xây dựng chiến lược không phải chỉ dừng lại ở việc đưa ra chiến lược mà là phải biến chiến lược đó thành hiện thực. Muốn thực hiện được chiến lược, người quản trị phải chỉ ra được các giải pháp khai thác tốt nhất các thế mạnh, tận dụng được thời cơ, hạn chế các điểm yếu, không để các nguy cơ trở thành hiện thực, tạo nên sức mạnh tổng lực để thúc đẩy quá trình phát triển. Tác giả có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát như sau:

3.4.2.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải pháp thực hiện.

Nhân lực thông qua con người, ở các công ty được hiểu như là khả năng của đội ngũ nhân viên trong công ty. Khả năng này được thể hiện ở các tiêu chí đánh giá sau: năng suất lao động của đội ngũ công nhân viên, chất lượng sản phẩm cao, kỹ năng làm việc, khả năng đổi mới, dịch vụ tuyệt hảo. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các tổ chức. Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng thành công trên hầu hết tất cả các tiêu chí về nguồn nhân lực và thông thường người ta chọn một số chỉ tiêu phù hợp với viễn cảnh và chiến lược của công ty.

Mỗi loại chiến lược thường đòi hỏi những nguồn nhân lực tương thích với nó, vì nếu không có những kết hợp này công ty không thể đạt được các mục tiêu của mình.

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược phát

triển của công ty. Theo mục tiêu chiến lược đến năm 2015, giá trị sản lượng, doanh thu của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát tăng gấp 4 lần năm 2009, do đó công ty cũng cần được tăng cường một lực lượng lớn nhân lực và không chỉ là nhân lực lao động thủ công mà còn cần một lực lượng lao động phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao của các công trình hiện đại.

Để dự báo nhu cầu nhân lực đáp ứng nhu cầu của chiến lược công ty, nhà quản trị có thể áp dụng các phương pháp như: Phương pháp xác định theo năng suất lao động, phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm, phương pháp xác định nhu cầu nhân lực của công ty theo nhu cầu nhân lực từng đơn vị thành viên, phương pháp dự báo theo chuỗi số thời gian. Hay phương pháp phân tích hồi quy với các biến số: Doanh thu, sản lượng, năng suất; phương pháp chuyên gia ...

Qua bảng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất 2010 – 2015 (bảng 3.2.) mỗi năm công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát mỗi năm phải tuyển dụng thêm khoảng 100 lao động. Để giải quyết vấn đề nhân lực, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát có thể phát triển theo các hướng sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 102 - 105)