Chiến lược cạnh tranh với từng đối thủ xác định.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 76 - 80)

- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm

e. Hoạt động thị trường

2.3.1.5. Chiến lược cạnh tranh với từng đối thủ xác định.

Không phải dễ xác định chính xác đối thủ cạnh tranh xác định trên từng phạm vi và hầu như chưa có dữ liệu đánh giá chính xác được sức mạnh của đối thủ thì khó có thể nói đến lựa chọn công nghệ, phương pháp quản lý, khai thác thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm tốt được. Như vậy, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát cũng như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khác theo đánh giá của CIEM, chưa đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập. Như vậy, vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm được đưa ra về chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi thế sẵn có phải được "tiêu hoá" thành sức mạnh cạnh tranh - đó là vai trò của nhà hoạch định chiến lược kinh doanh. Hoàn thiện công nghệ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn là con đường

duy nhất đảm bảo cho sự tồn tại và đi lên của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát trong thời mở cửa.

Theo bản báo cáo WEF cho điểm và xếp hạng các nền kinh tế theo năng lực cạnh tranh, nước Mỹ vẫn đứng đầu nhờ nền kinh tế có năng suất rất cao, năng lực sáng tạo đứng đầu thế giới, và khả năng phân bổ nguồn lực vào những nơi hiệu quả nhất. Mặc dù báo cáo đã đề cập những yếu kém vĩ mô và bất ổn định của ngân hàng, thâm hụt ngân sách và nợ Chính phủ, nếu những biến động mới đây nhất của cuộc khủng hoảng được tính đến, chắc chắn vị trí của nước Mỹ sẽ không được như trong báo cáo.

Việc xếp hạng được căn cứ theo chấm điểm 3 nhóm yếu tố: các yếu tố căn bản, các yếu tố nâng cao, và các yếu tố sáng tạo.

Bảng 2.7: 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh.

Các yếu tố đánh giá Xếp hạng Điểm số

Nhóm 1: các yếu tố căn bản 79 4.2

1. Các định chế 71 3.9

2. Cơ sở hạ tầng 93 2.9

3. Ổn định kinh tế vĩ mô 70 4.9

4. Y tế và giáo dục phổ thông 84 5.3

Nhóm 2: Các yếu tố cải thiện hiệu quả 73 3.9

5. Đào tạo và giáo dục đại học 98 3.4

6. Hiệu quả của thị trường hàng hoá 70 4.2 7. Hiệu quả của thị trường lao động 47 4.5 8. Trình độ của thị trường tài chính 80 4.1

9. Mức độ sẵn sàng cho công nghệ 79 3.1

10. Quy mô của thị trường 40 4.4

Nhóm 3: Các yếu tố sáng tạo 71 3.6

11. Trình độ của doanh nghiệp 84 3.8

12. Sáng tạo 57 3.3

Trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia về "vấn đề đáng lo ngại nhất", ba yếu tố được coi là yếu kém nhất của Việt Nam gồm: lạm phát, cơ sở hạ tầng, và lao động được đào tạo.

Hình 2.2: Sơ đồ tình hình Việt Nam lạm phát, hạ tầng, và lao động.

Có 4 quốc gia đứng dưới Việt Nam trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 đã vượt lên trên, đó là Botswana (từ hạng 76 lên 56), Braxin (từ 72 lên 64), Montenegro (từ 82 lên 65), và Rumani (từ 74 lên 68).

Trong khi đó, cũng có 2 quốc gia đứng trên Việt Nam trong năm 2007 nhưng đến năm nay đã tụt xuống dưới, đó là El Salvador (từ 67 xuống 79) và Ma rốc (từ 64 xuống 73).

Bảng 2.8: Thứ hạng về điều hành và chiến lược doanh nghiệp Quốc gia &

VLT BCI

Điều hành và chiến lược DN

Môi trường KD của quốc gia Singapore 10 13 8 Hong Kong 11 15 10 Malaysia 23 28 23 Hàn Quốc 24 21 28 Trung Quốc 47 39 47 Việt Nam 79 81 79

(Tham khảo luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần giao thông 6)

Như vậy, có thể khái quát thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát trong thời gian vừa qua ở các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát đặt cơ sở cho các hoạt động của mình trên mức lương thấp và hao phí nhiều lao động có trình độ thấp. Các phương pháp sản xuất chưa phải đạt mức tối ưu. Chưa đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, tiếp thị hay đào tạo chuyên nghiệp. Điều này có căn nguyên từ một thực tế là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát đang trong thời kỳ xây dựng và hoàn thiện tiến tới phát triển đồng thời hướng mục tiêu vào lợi nhuận, tuân thủ những yêu cầu của thị trường, khách hàng và chất lượng sản phẩm. Xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp cùng ngành dựa vào chi phí thấp, đa dạng hoá sản phẩm.

Thứ hai, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát đang nỗ lực trong việc tạo ra vị thế cạnh tranh dài hạn dựa trên sự khác biệt của sản phẩm và hệ thống dịch vụ trước các đối thủ cùng ngành. Một doanh nghiệp mà cấu thành giá trị của những sản phẩm được đóng góp nhiều hơn từ những đơn vị gia tăng thuộc phía dịch vụ chăm sóc khách hàng và marketing sẽ thành công trước sự cạnh tranh khốc liệt.

Thứ ba, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát luôn đặt mục tiêu hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị

trường, kết hợp với việc công ty luôn có quan hệ tốt và rộng rãi với các tổ chức, cơ quan nhà nước tạo ra lợi thế không nhỏ cho đơn vị trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w