- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
e. Hoạt động thị trường
2.3.1.1. Chiến lược khai thác và sử dụng nguồn tài chính.
Mặc dù cơ cấu đầu tư của công ty đã có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng đa dạng (công nghiệp, xây dựng, thương mại), nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả huy động vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất (khu vực xây dựng cơ bản và công nghiệp) còn nhiều yếu kém, bất cập. Hiệu quả kinh doanh không cao, đồng thời chưa có cơ chế huy động mạnh nguồn vốn sau khi cổ phần hóa, vì vậy hầu như doanh nghiệp ít có khả năng tự đổi mới công nghệ và thiết bị ở quy mô lớn. Khả năng doanh nghiệp tiếp xúc với nguồn vốn vay của ngân hàng chỉ ở mức 74% vì các ngân hàng rất ngặt nghèo trong vấn đề xem xét dự án đầu tư và các điều kiện thanh toán nợ, đồng thời phải yêu cầu thế chấp. Phần lớn doanh nghiệp phải huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác có rủi ro cao, lãi suất lớn, gây ra một số vụ đổ bể làm mất ổn định. Mặt khác:
+ Để đảm bảo việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp bỏ giá thầu thấp dẫn tới kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, mất cân đối về tài chính.
+ Các công trình hoàn thành đã đưa vào khai thác sử dụng nhưng chậm được Nhà nước thanh toán nên các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi Ngân hàng quá nhiều.
+ Do vốn đầu tư của Nhà nước cho doanh nghiệp ít, doanh nghiệp buộc phải vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh và phải trả lãi Ngân hàng hàng năm quá lớn. Do phải trả lãi Ngân hàng như vậy nên kết quả sản xuất kinh doanh không cao, có những đơn vị lãi kinh doanh không bù lại được lãi vay Ngân hàng, dẫn tới nợ đọng kéo dài, không có khả năng thanh toán, thậm chí có đơn vị lâm vào tình trạng phá sản.
Tình trạng bỏ thầu thấp và phải vay vốn Ngân hàng để ứng trước thi công nhưng lại chậm được Nhà nước thanh toán như đã nêu ở trên là những nguyên nhân cơ bản làm cho các doanh nghiệp xây lắp của Bộ giao thông vận tải nói
chung hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, thậm chí có nguy cơ phá sản. Song, việc bỏ thầu thấp đã tạo ra vốn dư để xây dựng thêm các công trình giao thông khác ngoài dự án và như vậy, Nhà nước có thêm công trình giao thông đưa vào sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Việc vay vốn Ngân hàng dẫn đến tình trạng phải trả lãi quá lớn nhưng là việc phải làm để khắc phục tình trạng thiếu vốn do ngân sách nhà nước không đủ để cấp cho xây dựng công trình. Tuy nhiên do phải vay vốn Ngân hàng và do Nhà nước chậm thanh toán nên các đơn vị phải trả lãi vay Ngân hàng quá lớn. Như vậy, Nhà Nước phải xem xét và xây dựng chính sách giải ngân phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của khối các doanh nghiệp xây dựng. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác huy động các nguồn vốn từ cộng đồng để chủ động hơn trong việc đầu tư và phát triển sản xuất.
2.3.1.2.Chiến lược về khoa học công nghệ.
Theo đánh giá và khả năng đấu thầu và tham gia thực hiện công trình xây dựng trong và ngoài ngành những năm qua cho thấy công nghệ của công ty thấp và nhỏ lẻ. Hầu như không có khả năng tham gia vào công trình đòi hỏi công nghệ cao và vốn lớn. Phần lớn công suất máy móc, thiết bị không được sử dụng hết, tỷ lệ tự động hoá và chuyên môn hoá thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, không có công nghệ hiện đại trong một số lĩnh vực nhất định, để khẳng định thế mạnh khi cạnh tranh và tạo khả năng liên kết khi cạnh tranh. Trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ, ít có khả năng đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, nhiều đơn vị phải đầu tư thiết bị đã sử dụng và cải tiến thiết bị hiện có. T ốc độ đổi mới công nghệ thấp mới đạt khoảng 10%-12%/năm. Hàng loạt lý do được đưa ra: Về phía doanh nghiệp thì do khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa có, năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiên cứu và triển khai chưa gắn liền với sản xuất; hạn chế về trình độ để chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới.