- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
b. Mục tiêu phát triển của ngành giao thông vận tả
3.3. Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ đến 2020 1 Chiến lược phát triển
3.3.1. Chiến lược phát triển
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát là doanh nghiệp chuyên xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ, sản lượng thi công xây dựng đường bộ luôn giữ tỷ trọng lớn của công ty. Dó đó, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.
Mạng lưới đường bộ nước ta khá dày, tuy nhiên các tuyến quốc lộ chính có số lượng các tuyến và chiều dài mỗi tuyến khá khiêm tốn. Hiện nay chúng ta chỉ
có tuyến đường quốc lộ 1 là tuyến có chiều dài nhất gần 2000 km, số lượng chính tuyến ít. Nhiều công trình có các đoạn, tuyến đường đã xuống cấp, hành lang giao thông đường bộ hẹp nhiều đoạn khuất, không đảm bảo an toàn cho phương tiện đi trên đường, tốc độ lưu thông thấp, hay xảy ra ùn tắc. Tuy vậy lượng luân chuyển hành khách và luân chuyển hàng hoá bằng đường bộ lại chiếm tỷ trọng rất lớn và chủ yếu so với toàn ngành giao thông vận tải. Theo số liệu của tổng cục thống kê, lượng luân chuyển hành khách (HK.Km) và hàng hoá (Tấn.km) bằng đường bộ năm 2009 đạt 67% và 71% toàn ngành giao thông vận tải.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của đường bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cho chúng ta thấy cơ sở hạ tầng đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Là một ngành vận tải vô cùng quan trọng của đất nước, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên đường bộ nước ta phải được đầu tư rất lớn, phải được ưu tiên đặc biệt về vốn cũng như cơ chế chính sách ưu đãi khác.
Trong bản chiến lược phát triển đường bộ của tổng cục đường bộ Việt Nam thì đến năm 2020 nước ta sẽ có hơn 57.780 km đường bộ trong đó có 22.340 km đường đôi, được trang bị đầy đủ đèn hiệu, biển báo và hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ cho giao thông thuận tiện, giảm tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay. Trung bình mỗi năm cả nước phải hoàn thành và đưa vào sử dụng 3000 km đường bộ đạt tiêu chuẩn đường cao tốc và đường tốc độ cao, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao và vốn đầu tư rất lớn.
Bên cạnh việc xây dựng mới, phải đầu tư nâng cấp cải tạo các đường hiện có đòi hỏi phải có vốn lớn không thể đầu tư nhỏ giọt, chắp vá như hiện nay. Các dự án đó đang được triển khai như tiếp tục mở rộng và nâng cấp quốc lộ 1, dự án đường vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, xây dựng tuyến cao tốc từ Dầu Dây – Đà Lạt, các đoạn đường vành đai các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ...
Qua những thông tin trên chúng ta có thể nhận thấy rằng: Thị trường xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm tới là rất lớn, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong đó có Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát.