- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm
e. Hoạt động thị trường
2.3.1.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Có hai vấn đề mấu chốt có liên quan chặt chẽ với nhau cần xem xét về chất lượng nguồn nhân lực:
+ Thứ nhất là trình độ của người lao động gắn với đào tạo và sử dụng.
+ Thứ hai là năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp..
Thực tế cho thấy chưa có một chiến lược chung phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong công ty trong thời gian qua. Hiện nay, lao động cung cấp cho doanh nghiệp vẫn dựa trên hai kênh chính là hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo tại chỗ trong công việc để có được kiến thức, kỹ năng tương ứng với hoàn cảnh sử dụng lao động đó. Không thể phủ nhận được tình trạng lao động thiếu kỹ năng trong tổng số lao động. Lực lượng lao động qua đào tạo có kiến thức, nghĩa là có sự thiếu hụt gay gắt về lực lượng lao động được đào tạo cơ bản, có tay nghề "cứng" để đáp ứng cho sự phát triển bền vững của công ty.
Một vấn đề quan trọng đặc biệt có tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh là cơ chế quản lý doanh nghiệp và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty tuy có trình độ học vấn khá cao, có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp nhưng hệ thống quản lý chưa mang lại hiệu quả tương xứng.
Chất lượng tay nghề của người công nhân, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp của người chủ và một thị trường lao động linh hoạt, có hiệu quả là hai trụ cột bổ sung cần thiết với chiến lược nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện tại. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn ít, phần lớn cán bộ không có khả năng ngoại ngữ, không đủ kinh nghiệm và những năng lực cần thiết để điều hành doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Đó cũng là vấn đề yếu kém của thị trường lao động Việt Nam: tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, thiếu lao động chất xám về số lượng và chất lượng, thể lực lao động kém, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao, chậm phản ứng với những biến động thị trường lao động.