Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 69 - 73)

- Quản trị kiểm tra và đánh giá chiến lược: Là quá trình đánh giá và kiểm

e. Hoạt động thị trường

2.2. Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong những năm gần đây trên, thị trường xây dựng giao thông diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Các dự án thuộc nhóm A, B hầu như được đấu thầu đều có sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước với mục đích ít nhất có việc làm. Trong hoàn cảnh đó, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh nên đã tham gia đấu thầu và nhận được nhiều công trình xây dựng với giá trị sản lượng cao, tạo được việc làm cho đội ngũ lao động của mình, đồng thời sản xuất kinh doanh có lãi tạo đà phát triển cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng.

STT Nội dung các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

1 Giá trị sản lượng 150,314 190,869

2 Doanh thu 114,196 182,654

3 Lợi nhuận 5,223 8,885

4 Thu nhập bình quân (triệu đồng /Tháng) 2,412 2,948

5 Đầu tư cơ sở vật chất 7,257 7,334

6 Nộp Ngân sách 1,856 6,205

(theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 & 2008 của công ty)

Qua biểu trên nhận thấy, mặc dù có tăng trưởng song Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát không có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa cao, đầu tư cho khoa học công nghệ còn rất hạn chế.

Nếu đi sâu phân tích tỷ trọng sản lượng của các ngành nghề sẽ thấy rằng: ngành nghề truyền thống là thi công các công trình đường bộ không giữ được vai

trò chủ yếu của sự tăng trưởng, sự tăng trưởng đang đi theo chiều hướng đa dạng hoá, trong đó có kinh doanh thương mại dịch vụ.

Bảng 2.6: Doanh thu theo lĩnh vực.

Đơn vị tính: tỷ đồng. Nội dung Tổng giá trị sản lượng Trong đó: Sửa chữa đường bộ Làm mới đường bộ Sản xuất vật liệu Kinh doanh khác Năm Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2007 150,31 100 45,12 30,02 87,18 58,00 9,86 6,56 8,15 6,42 2008 190,87 100 85,77 44,93 63,31 33,17 25,57 14,40 16,22 8,50

(theo báo tài chính năm 2007&2008 của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát)

Qua biểu trên nhận thấy tỷ trọng công việc sửa chữa đường có xu hướng giảm, tỷ trọng cũng như giá trị các công trình làm mới đường bộ có xu hướng tăng. Lĩnh vực kinh doanh khác (kinh doanh dịch vụ và sản xuất khác) tuy có nhưng giá trị và tỷ trọng chiếm phần rất nhỏ và xu hướng tăng trưởng không nhiều. Điều này phản ánh đúng định hướng của ban lãnh đạo công ty: “Không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường... Phải coi trọng tỷ trọng công việc trong ngành đường bộ, song phải tích cực tìm việc, có việc ngoài ngành với phương châm “Giỏi một nghề, làm tốt nhiều nghề, xác định đường bộ làm trọng tâm; các lĩnh vực kinh doanh khác là quan trọng và có tác dụng hỗ trợ để phát triển toàn diện”

Tuy định hướng phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề trong thời gian vừa qua tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát là hướng đi đã góp phần làm cho Công ty giảm được phần nào áp lực thiếu việc làm và làm tăng sản lượng, doanh thu của công ty, song thực tế cũng cho thấy đã có nhiều kế hoạch,

nhiều dự án của công ty không thể triển khai, hoặc triển khai không có hiệu quả. Chẳng hạn như năm 2007 công ty mở nhà hàng ăn tại thị xã Cao Bằng do thiếu kinh nghiệm về tổ chức quản lý nhà hàng cũng như công tác marketing đã khiến công ty thua lỗ và đến đầu năm 2009 công ty đã quyết định giải thể và bán thanh lý nhà hàng ăn .

Đa dạng hoá kinh doanh đã là sự lựa chọn và nó phù hợp với một số doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định nào đó, song đa dạng hoá như thế nào và chọn lựa sản phẩm đa dạng hoá là gì là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định. Nó yêu cầu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có sự phân tích, hoạch định chính xác nếu không sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Nhà quản trị không thể chủ quan, không thể bằng ý chí mà phải xuất phát từ những điều kiện nhất định, khách quan khoa học.

Thực tiễn chứng minh rằng không chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát mà ngay đối với các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty lớn việc đa dạng hoá kinh doanh trong thời gian vừa qua ở Việt Nam cũng đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng trên diễn đàn kinh tế, chính trị, cần phải xem xét cả về phương diện chiến lược cũng như phương diện tổ chức thực hiện. Tại cuộc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII, tháng 5 năm 2008, ông Lê Quốc Dũng phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế từng phát biểu: “Kinh doanh đa ngành là quyền nhưng trên thực tiễn không phải ai kinh doanh đa ngành cũng thành công vì còn phụ thuộc vào chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm và những kỹ năng quản lý”. Từ thực tiễn hiệu quả kinh doanh kém của từng tập đoàn kinh tế nói riêng và vai trò tác động yếu của nó đối với kinh tế vĩ mô của nhà nước mà trong đó nguyên nhân quan trọng là các tập đoàn kinh tế đua nhau tiến hành kinh doanh đa ngành nghề, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nên tháng 8 năm 2008, 8 tập đoàn kinh tế và một số tổng công ty lớn của nhà nước đã có cuộc hội thảo và đối chất với Thủ tướng chính phủ. Một trong các nội dung quan trọng của cuộc hội thảo, đối chất này là xác định quyền và giới hạn được đầu tư kinh doanh ngoài nhiệm vụ kinh doanh chính của các tập đoàn kinh

tế. Để đánh giá tác động của việc đầu tư kinh doanh ngoài chức năng kinh doanh chính và khắc phục tình trạng đầu tư đa ngành tràn lan Quốc hội khoá 12 đã yêu cầu Chính Phủ phải tiến hành kiểm toán vốn của các tập đoàn kinh tế đầu tư ra ngoài nhiệm vụ kinh doanh chính, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực như: Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản.

Qua phân tích và thực tiễn trên đây, dù ở cấp độ vĩ mô (Nhà nước) hay cấp độ vi mô (doanh nghiệp), chúng ta đều nhận thấy rất rõ ràng rằng: Việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn là vấn đề hết sức quan trọng và nó cũng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Qua phân tích sơ bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát có so sánh với các công ty cùng ngành thì thầy Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát những năm qua đã có những vươn lên mạnh mẽ. đạt được mức phát triển chung của các công ty trong ngành.

Trong nhiều năm tới, nhu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng còn rất lớn. Đó là những thuận lợi cơ bản cho ngành xây dựng nói chung và cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát nói riêng. Trước những thuận lợi này đòi hỏi các cấp lãnh đạo công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nỗ lực hơn nữa để khắc phục những khó khăn nhằm xây dựng công ty ngày một vững mạnh hơn trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát giai đoạn 2010 2015 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w